KẾ HOẠCH PHỐI HỢP

 

  PHÒNG GD&ĐT TP HÒA BÌNH       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  TRƯỜNG PTDTBT THÁI THỊNH                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

     Số:      /KH- PTDTBTTT                     X.Hòa Bình, ngày      tháng  9  năm 2022

 

KẾ HOẠCH

Phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức trong và ngoài nhà trường

Năm học 2022-2023

 
 
 

A. Kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức trong nhà trường

I. Nhà trường với Công đoàn

1. Nhà trường và BCH Công đoàn có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ vận động tổ chức phong trào quần chúng cán bộ công chức và người lao động trong nhà trường thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết và đường lối của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của Sở Giáo dục - Đào tạo, phòng Giáo dục- Đào tạo và của Nhà trường đề ra.

2. Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn tham gia quản lý trường học, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà trường, giải quyết kịp thời các kiến nghị  hợp pháp của đội ngũ cán bộ công chức trong nhà trường. Tập hợp các ý kiến của đoàn viên Công đoàn tham gia với chính quyền nhà trường.

3. Công đoàn động viên công đoàn viên thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, các hoạt động chuyên môn, ngoài giờ lên lớp; kiến nghị với nhà trường tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên được học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

4. Công đoàn tổ chức hoạt động của các Công đoàn bộ phận, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên Công đoàn - phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hoá; chăm lo sức khoẻ và các điều kiện làm việc, nghỉ ngơi của đoàn viên, vận động, hướng dẫn thực hiện kế hoạch hoá gia đình.  

5. Nhà trường cùng Công đoàn phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục dài hạn và hàng năm, cùng tổ chức triển khai thực hiện.

6. Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên cung cấp các tư liệu cần thiết để Công đoàn tham gia giám sát có hiệu quả.

7. Trước khi ban hành các bổ sung sửa đổi kế hoạch, chủ trương công tác của nhà trường, hoặc triển khai thực hiện về chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước mà có liên quan đến đội ngũ cán bộ, công chức thì nhà trường cần trao đổi thống nhất với công đoàn để cùng chỉ đạo thực hiện đảm bảo quyền lợi và nhĩa vụ của đội ngũ đoàn viên, giáo viên.

8. Công Đoàn có trách nhiệm quán triệt đến đội ngũ đoàn viên các  văn bản pháp quy của Nhà nước, động viên và tổ chức giáo dục đội ngũ nghiêm túc thực hiện, đồng thời giám sát việc thực hiện trong nhà trường.

 

9. Đại diện của Công đoàn là thành viên của hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật, xét nâng lương và những vấn đề liên quan đến đội ngũ. Công đoàn có trách nhiệm cử người có đủ thẩm quyền tham gia các hội đồng trên và các ban chỉ đạo của nhà trường.

10. Nhà trường và Công đoàn phối hợp chặt chẽ để tổ chức phát động các phong trào thi đua nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị của ngành, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn dân cư.

11. Hàng năm sau khi thống nhất với công đoàn quyết định công bố nội dung thi đua, chế độ  khen thưởng. Công đoàn đề ra các biện pháp động viên phong trào thi đua, cùng với hội đồng thi đua hướng dẫn tổ chức phong trào thi đua trong nhà trường, đánh giá sơ kết, tổng kết, xét duyệt khen thưởng các tổ chức và cá nhân đạt thành tích xuất sắc.

12. Công đoàn có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo các hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, xem xét việc thực hiện các chế độ chính sách, định biên lao động, tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, phúc lợi BHXH. Khi phát hiện các vụ việc vi phạm các chế độ chính sách, quyền lợi hợp pháp của người lao động Công đoàn kiến nghị với nhà trường và các cấp có thẩm quyền nghiên cứu xử lý.

13. Nhà trường và Công đoàn có trách nhiệm phối hợp giải quyết kịp thời các kiến nghị của đoàn viên công đoàn theo quy định của pháp luật.

14. Nhà trường tạo điều kiện thực hiện các chế độ theo quy định của nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho Công đoàn hoạt động.   

15. Công Đoàn mời lãnh đạo nhà trường dự họp theo định kỳ của BCH Công đoàn để báo cáo hoạt động của Công đoàn và BCH Công đoàn, nghe ý kiến của BCH Công đoàn.

16. Trong các cuộc họp mỗi bên cần thông báo trước thời gian, nội dung và cung cấp những tài liệu, thông tin cần thiết để đóng góp, phát biểu, nhất là những vấn đề bàn biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học, các hoạt động nổi bật theo chủ đề, trao đổi tình hình kiểm điểm sự phối hợp, giải quyết các công việc đã qua và những vấn đề mới phát sinh.

17. Nhà trường có trách nhiệm thông tin cho Công đoàn biết các chủ trương hoạt động chuyên môn, các chính sách của ngành giáo dục đào tạo, các nhiệm vụ trọng tâm của ngành. BCH Công đoàn mời đại diện lãnh đạo nhà trường dự họp các cuộc họp của BCH Công đoàn thông báo các chế độ chính sách liên quan đến đội ngũ, kết quả các phong trào thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ đoàn viên Công đoàn. 

II. Nhà trường với tổ chức Đoàn, Đội

1. Đoàn, Đội hoạt động theo đúng quy trình năm học của ngành và nhà trường nhằm mục đích giáo dục đạo đức tác phong đoàn viên và học sinh đồng thời xây dựng nền nếp tốt trong trường học, tạo môi trường trường học an toàn, thân thiện.

2. Đoàn, Đội tổ chức hoạt động theo quy trình Đoàn, Đội cấp trên, đảm bảo chế độ chính sách cho giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội.

3. Đoàn, Đội phải có nhiều giải pháp tích cực để giáo dục tác phong đạo đức, nhân cách cho học sinh sống theo nề nếp, kĩ luật và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

4. Đoàn, Đội phải ngăn chặn kịp thời những hành vi sai trái của học sinh, đề xuất nhà trường có biện pháp xử lý học sinh vi phạm một cách kịp thời và phù hợp với từng đối tượng.

5. Đoàn, Đội tích cực đi thực tế tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của mỗi học sinh để có thể chia sẻ, động viên học sinh và đưa ra các giải pháp giáo dục học sinh cá biệt phù hợp, có hiệu quả.

6. Đoàn, Đội phát hiện, giúp đỡ, giới thiệu đội viên ưu tú đề xuất kết nạp Đoàn.

B. Kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương

I. Đảng ủy và UBND xã Hòa Bình

1. Quan tâm chỉ đạo và tham gia quản lý sự nghiệp giáo dục, theo chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

2. Tuyên truyền để mọi tổ tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức kinh tế ,đơn vị vũ trang và  mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn làm tốt công tác tuyên truyền vận động, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh đến trường và  tích cực tham gia công tác xã hội hóa giáo dục.

 3. Chỉ đạo Đoàn phường phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc vận động học sinh tới trường. Có chế tài xử lý những trường hợp không thực hiện đúng chức năng trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

4. Đầu tư về nhân lực, vật lực cho sự phát triển giáo dục. Sẵn sàng đáp ứng khi nhà trường có những yêu cầu đề nghị về sự hỗ trợ, giúp đỡ trong công tác tuyên truyền vận động giáo dục học sinh; chủ động xây dựng các quỹ khuyến học, khuyến tài để khen thưởng động viên kịp thời học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện.

5. Phân luồng tuyển sinh hợp lý đảm bảo HS được học tại địa bàn gần trường.

II. Hội khuyến học xã Hòa Bình, TT học tập cộng đồng

1. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động huy động học sinh đến trường, chống học sinh bỏ học, giáo dục đạo đức cho học sinh.

2. Có chính sách ưu tiên động viên và khuyến khích học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, học sinh diện hộ nghèo, cận nghèo.

3. Đẩy mạnh công tác khuyến học trên địa bàn các tổ, họ tộc ở địa phương để khuyến khích học sinh vươn lên trong học tập và rèn luyện.

4. Đề xuất khen thưởng cho GVDG các cấp, HSG các cấp.

5. Phối hợp tổ chức các chuyên đề, các buổi tuyên truyền, các hoạt động trải nghiệm.

III. Y tế xã Hòa Bình

1. Tư vấn sức khỏe sinh sản cho học sinh.

2. Khám sức khỏe định kỳ đầu năm.

3. Tổ chức các chuyên đề.

4. Phối hợp phòng chống các bệnh truyền nhiễm.

IV. Các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn

1. Nhà trường cần tranh thủ sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn để huy động nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất trường học và xây dựng quỹ khuyến học nhằm động viên phong trào thi đua dạy tốt - học tốt.

2. Tổ chức các hoạt động bằng nhiều hình thức phong phú để huy động nguồn vốn trong nhân dân hỗ trợ việc nâng cấp cơ sở vật chất thiết bị trường học và giúp học sinh nghèo vượt khó đến trường.

V. Ban đại diện cha mẹ học sinh

1. Ban đại diện cha mẹ học sinh xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức mỗi năm 1 lần để đánh giá tình hình hoạt động của Hội trong năm cũ, đề ra kế hoạch hoạt động trong năm học mới và tổ chức bầu Ban đại diện CMHS của năm học.

2. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục đạo đức và quản lý học sinh; chăm lo các điều kiện phục vụ cho việc học tập, rèn luyện và phát triển của học sinh.

3. Phối hợp với nhà trường tổ chức họp phụ huynh theo định kỳ để nắm bắt thông báo tình hình học tập, rèn luyện của học sinh và đưa ra giải pháp cùng nhà trường giáo dục học sinh. Cùng với nhà trường vận động học sinh có nguy cơ bỏ học quay trở lại trường.

4. Ban đại diện hội cha mẹ học sinh tổ chức hoạt động theo Điều lệ Hội CMHS do Bộ GD&ĐT ban hành.

Trên đây là kế hoạch phối hợp giữa Nhà trường với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để thực hiện từ năm học 2022-2023. Hàng năm nếu có thay đổi có thể bổ sung sửa đổi cho phù hợp.  

                                                           X. Hòa Bình, ngày       tháng 9 năm 2022

 

TM. BCH CÔNG ĐOÀN      TM. ĐỘI THIẾU NIÊN        TM.HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

    CHỦ TỊCH                           TPT ĐỘI                          HIỆU TRƯỞNG

 

 

        Nông Thị Hòa            Nguyễn Thị Thúy Nga              Bùi Thị  Thanh Tâm     

TM. BAN ĐD PHHS                TM. HỘI KHUYẾN HỌC               TM. UBND XÃ

   TRƯỞNG BAN                               CHỦ TỊCH                             

 

             

 

                                    

   Nguyễn Thị Nga 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
Các tin khác