KH THUC HIEN QUI CHE DAN CHU NĂM 2023

 

PHÒNG GD VÀ ĐT TP HÒA BÌNH

TRƯỜNG PTDTBT THÁI THỊNH

         Số:       /KH-PTDTBTTT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

           X.Hòa Bình, ngày       tháng 02  năm 2023

 

KẾ HOẠCH

 Triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở trường học năm 2023

 

 

Căn cứ Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ.

Căn cứ thông tư số 11/2020/TT-BGD&ĐT ngày 19/5/2020 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập.

Kế hoạch số 232/KH-SGD&ĐT ngày 02/02/2023 của Sở Giáo dục và
Đào tạo Hoà Bình về thực hiện Quy chế dân chủ ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2023 ; Kế hoạch số 108/KH-PGD&ĐT ngày 23/02/2023 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hoà Bình về thực hiện Quy chế dân chủ ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2023

Trường PTDTBT Thái Thịnh  xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở nhà trường năm 2023 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường. Tăng cường nhận thức về dân chủ và phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức; sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, vai trò của các tổ chức đoàn thể góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của ngành, đất nước.

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và thái độ, tác phong, lề lối làm việc, hành vi ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nghĩa vụ, công vụ. Ngăn ngừa, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng môi trường làm việc thân thiện văn hóa đoàn kết và thống

2. Yêu cầu

- Việc thực hiện Quy chế dân chủ phải đảm bảo nghiêm túc, phù hợp với
nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của nhà trường; phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, dân chủ đi đôi với kỷ cương trật tự, quyền hạn gắn với trách nhiệm, lợi ích đi đôi với nghĩa vụ; chống quan liêu, mệnh lệnh, lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và học sinh trong toàn ngành.

- Kế hoạch phải được triển khai phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, các tổ
chức đoàn thể trong nhà trường ,tăng cường đoàn kết, đồng thuận của phụ huynh học sinh, giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc, kiến nghị chính đáng của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh gắn với phát triển kinh tế - xã hội, cải cách thủ tục hành chính, các cuộc vận động, phong trào thi đua, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo đã đề ra trong năm 2023.

- Thực hiện tốt phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" góp phần xây dựng mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể với nhân dân

II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP

1. Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, tổ chức triển khai các quan điểm,
chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện dân chủ

- Tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu sâu rộng trong cấp ủy, chính
quyền, các tổ chức đoàn thể, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vănbản hướng dẫn thực hiện Quy chế dân chủ của các cấp ban hành:

+ Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;

+ Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13/01/2016 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

+ Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GD&ĐT về Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

+ Thông tư số 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/5/2020 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập.

- Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

- Triển khai các văn bản của Trung uơng, của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Ủy ban nhân dân tỉnh Hoà Bình, Ủy ban nhân dân thành phố Hoà Bình , Ủy ban nhân dân xã Hoà Bình  về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở;

- Tuyên truyền, quán triệt nội dung Quy chế dân chủ trong hoạt động của Trường PTDTBT Thái Thịnh.

- Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường PTDTBT Thái Thịnh

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng nhằm giáo dục nâng cao dân trí, nâng cao hiểu biết về pháp
luật cho Nhân dân, tạo điều kiện để Nhân dân nắm được quyền và nghĩa vụ của
mình, thực hiện quyền làm chủ, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, từng
bước nâng cao nhận thức về dân chủ, năng lực thực hành dân chủ của cán bộ,
công chức, viên chức và Nhân dân.

- Người đứng đầu các đơn vị, trường học có trách nhiệm chỉ đạo, quán
triệt, triển khai có hiệu quả các văn bản của Đảng, Nhà nước về thực hiện QCDC tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị.

- Hình thức

+ Lồng ghép các buổi họp hội đồng của tháng, Họp giao ban đầu tuần

+ Niêm yết bảng tin;

+ Đăng tải trên Website của trường;

2. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường

- Triển khai thực hiện Quy chế dân chủ gắn liền với thực hiện nhiệm vụ của
nhà trường bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy vai trò, trách nhiệm của người
đứng đầu và các tổ chức đoàn thể tại đơn vị.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ; phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

- Thực hiện nghiêm túc việc niêm yết, công khai những nội dung để cán
bộ, công chức, viên chức và Nhân dân biết theo quy định. Trong đó, nhà
trường ẩy mạnh việc công khai các nội dung theo Thông tư số
36/2017/TTBGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GD&ĐT về Quy chế thực hiện
công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và
Thông tư số 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/05/2020 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn
thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập.

- Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của đơn vị phải cụ thể, rõ ràng, phù hợp với đặc điểm thực tiễn của đơn vị,
đồng thời phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ viên chức, người lao động và học sinh. Thường xuyên rà soát, bổ sung nội
dung các quy chế về thực hiện dân chủ như: Quy chế quản lý, sử dụng tài chính,
ngân sách; Quy chế quản lý, sử dụng và bảo vệ tài sản công; Quy chế tiếp nhận,
giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân; Quy chế hoạt động của Ban
Thanh tra nhân dân; Quy chế hoạt động của cơ quan; Quy chế văn hóa, ứng xử...
Các chế độ chính sách được cụ thể hóa bằng các quy định, quy chế, quy trình và
thực hiện công khai, minh bạch bằng nhiều hình thức để cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động, học sinh và Nhân dân biết, thực hiện theo đúng quy định.

- Chủ động đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham
nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu Nhân dân. Kiên quyết xử lý
những hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh.

- Tổ chức ít nhất 01 hội nghị gặp gỡ đối thoại về chính sách giữa lãnh đạo
nhà trường với cán bộ, viên chức, người lao động và phụ huynh học sinh; kịp thời giải đáp những khó khăn, vướng mắc, đồng thời tiếp thu những kiến nghị, đề xuất của cán bộ,  viên chức, người lao động và phụ huynh để đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, xây dựng hoặc ban hành các chính sách mới góp phần ổn định, phát triển và nâng cao chất lượng GD&ĐT, hoàn thành các mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 23/5/2014 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy
mạnh thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa công sở; quán triệt đội ngũ cán bộ,
viên chức chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, nêu cao
tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân; Chỉ
thị số 06/CT-UBND ngày 07/03/2022 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc tăng
cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức theo đúng quy định tại
Thông tư số 01/2016/TTBNV ngày 13/01/2016 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ; triển khai đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng tháng đối với công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo Quyết định 2775/QĐ-UBND ngày 11/11/2020 của UBND tỉnh Hòa Bình.

- Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành và nêu cao trách nhiệm cá nhân, nhất là
người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ;
gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả thực hiện Quy chế dân chủ của
đơn vị; phân công lãnh đạo, công chức, viên chức theo dõi, kiểm tra thực hiện
hiệu quả từng nhiệm vụ, nội dung trong kế hoạch đã đề ra.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện quy chế dân chủ của đơn vị, lồng
ghép trong Hội nghị sơ kết và tổng kết năm học, kịp thời tuyên dương, khen
thưởng, xử lý nghiêm minh các biểu hiện sai phạm của cán bộ, công chức, viên
chức theo đúng quy trình đảm bảo công bằng, khách quan, chính xác

3. Triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 31-CT/TU ngày 25/7/2017 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh nâng cao chất lượng hiệu quả việc
xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

- Kịp thời kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo thực
hiện Quy chế dân chủ ở đơn vị; quy định rõ trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo trong tham mưu cho cấp ủy, lãnh đạo thực hiện các nội dung Quy chế dân chủ theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ được phân công; chú trọng triển khai, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở các lĩnh vực dễ nảy sinh tiêu cực, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và nhân dân.

- Tổ chức rà soát, bổ sung xây dựng hoàn thiện quy chế về dân chủ trong
thực hiện nhiệm vụ của đơn vị nhất là các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền
lợi của nhân dân như: Quy chế về quản lý sử dụng tài chính, ngân sách, quản lý,
sử dụng và bảo vệ tài sản công; Quy chế trong tiếp nhận, giải quyết đơn, thư
khiếu nại, tố cáo của công dân; Quy chế hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân...; gắn thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn với cải cách hành chính và triển khai học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm nêu
gương của người đứng đầu, ý thức chấp hành và gương mẫu thực hiện của cán
bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

4. Gắn thực hiện quy chế dân chủ với phát triển, nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo

- Nghiêm túc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Tỉnh ủy, HĐND,
UBND tỉnh về lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

- Tập trung chỉ đạo công tác cải cách hành chính, nâng cao xếp hạng mức độ chỉ số cải cách hành chính; nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; tăng cường tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; sử dụng triệt để chứng thư số, chữ ký số, tích hợp phần mềm nghiệp vụ tại các đơn vị trường học nhằm xây dựng chính phủ điện tử đáp ứng yêu cầu đổi mới trong công tác quản lý giáo dục.

- Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”; gắn việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với công tác dân vận nhằm tăng cường sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, thúc đẩy phát triển giáo dục và đào tạo tại địa phương.

- Công khai các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của các cấp về
lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tập trung vào các quy hoạch, chiến lược phát triển
giáo dục và đào tạo; công tác tuyển sinh vào đầu cấp học; cơ sở vật chất, trang
thiết bị, kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, dạy và học; công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp, các cơ sở giáo dục, khai thác có hiệu quả các nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; các khoản thu nộp đầu năm học… đặc biệt là công khai các điều kiện để triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo đúng lộ trình, trong đó có việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 4, lớp 8 cho năm học 2023-2024, tránh gây bức xúc trong dư luận.

 Thực hiện công khai tại đơn vị phải đảm bảo đầy đủ các nội dung, hình thức và thời điểm công khai quy định trong Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở GD&ĐT thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư số 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/5/2020 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập và các quy định hiện hành.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Chi bộ - Hiệu trưởng:

1.1. Đối với Chi bộ

- Chi bộ nhà trường tiếp tục thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường theo tinh thần nội dung chỉ đạo của các văn bản về thực hiện Qui chế dân chủ như:

 + Những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức.

 + Kế hoạch phát triển giáo dục, công tác tuyển sinh.

 + Quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất. Các khoản đóng góp của học sinh, việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu chi, quyết toán theo quy định hiện hành.

+ Giải quyết các chế độ, quyền lợi, đời sống vật chất, tinh thần cho nhà giáo, cán bộ công chức, viên chức. Việc khen thưởng, kỷ luật cán bộ, viên chức nhà trường. Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định.

+  Thực hiện quy chế xét tốt nghiệp, phát văn bằng, chứng chỉ.

 + Thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh thường xuyên, định kỳ, cuối năm theo đúng quy định.

 + Báo cáo sơ kết, tổng kết; nhận xét, đánh giá viên chức hàng năm.

1.2. Đối với Hiệu trưởng

        - Họp HĐSP 1 tháng/lần, Hiệu trưởng báo cáo công tác trọng tâm đã thực hiện được trong tháng và triển khai chương trình công tác tháng tới. Qua đó đánh giá, nhận xét kết quả đã thực hiện và nghiêm túc rút kinh nghiệm những thiếu sót. Hiệu trưởng tiếp thu ý kiến đóng góp xây dựng của tập thể, cá nhân  (CB-GV-NV), nghiên cứu giải quyết kịp thời những kiến nghị của đội ngũ thông qua chuyên môn, công đoàn, chi đoàn, bộ phận (nếu có)

- Tổ chức đánh giá hàng tháng ,định kỳ hàng năm đối với cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.

- Lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của cán bộ, công chức, viên chức.

Khi cán bộ, công chức, viên chức đăng ký được gặp và có nội dung, lý do cụ thể thì bố trí thời gian thích hợp để gặp và trao đổi.

- Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức về việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trong nhà trường. Phát huy quyền dân chủ thông qua việc bàn bạc, xây dựng các quy định, quy chế của cơ quan : Kế hoạch năm học, quy chế thi đua khen thưởng, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế ứng xử văn hóa, quy chế chuyên môn, quy chế đánh giá xếp loại công chức, viên chức theo quyết định 122/UBND Tỉnh, Quy chế nâng lương trước thời hạn,Quy chế đánh giá Hiệu trưởng,phó hiệu trưởng , giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp của Bộ giáo dục và đào tạo, thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; Kế hoạch đào tạo , bồi dưỡng.

- Tổ chức lấy ý kiến góp ý của học sinh  vế việc giảng dạy và giáo dục của nhà trường thông qua các kênh : Trong giờ sinh hoạt lớp đầu tuần ( học sinh phản ánh cho  GVCN, GVCN phản ánh cho nhà trường) ; qua hộp thư góp ý ; Gửi trực tiếp bằng văn bản đến Hiệu trưởng; qua việc lấy ý kiến của nhà trường cuối học kỳ, và cuối năm học.

- Tổ chức lấy ý kiến góp ý của Cha mẹ học sinh  vế việc giảng dạy và giáo dục của nhà trường thông qua các kênh : Họp CMHS định kỳ, qua GVCN lớp ; qua hộp thư góp ý; Gửi trực tiếp bằng văn bản đến Hiệu trưởng;

* .Công khai minh bạch  mọi hoạt động của nhà trường

- Nội dung công khai :

+ Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, tháng , tuần.

+ Các Quy chế  nhà trường đang thực hiện ( Quy chế của cấp trên, Quy chế nhà trường xây dựng…)

+ Tài chính hàng quí : Thu , chi. Công khai các khoản học sinh nộp đầu năm…

        + Theo dõi thực hiện nhiệm vụ.

        + Đánh giá, xếp loại công chức, viên chức

+ Kết quả bình xét thi đua, khen thưởng : Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;

+ Chất lượng giáo dục;

+ Kết quả tuyển sinh ;

+ Tuyển dụng; Thuyên chuyển; Kết quả bổ nhiệm ;

+ Phân công công tác các thành viên trong nhà trường;

+ Thông báo kết luận thanh kiểm tra nội bộ, kết luận thanh tra của cơ quan cấp trên;

+ Kết quả xét nâng lương, nâng lương trước thời hạn;

+ Kê khai thu nhập của Ban giám hiệu và kế  toán.

- Hình thức công khai :Báo cáo trong cuộc họp; Niêm yết bảng tin; Đăng trên Website; gmail; Thực hiện qui định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,tố cáo.

-  Quản lý trang thiết bị làm việc trong cơ quan, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; sử dụng tiết kiệm kinh phí được cấp; thực hiện các quy định về công khai tài chính. Việc mua sắm thiết bị, phương tiện và các tài sản của cơ quan, đơn vị phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng; xử lý và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng.

- Xem xét, giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức và kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan; kịp thời báo cáo với cơ quan có thẩm quyền những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.

- Kịp thời xử lý người có hành vi cản trở việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị và người có hành vi trả thù, trù dập cán bộ, công chức, viên chức khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật.

- Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về việc thành lập Hội đồng, hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với BCH Công đoàn tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị mỗi năm một lần; Tổ chức đối thoại giữa BGH với giáo viên, công chức, viên chức trong các buổi họp HĐSP hay sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn.

          1.3. Đối với tổ chức Công đoàn

- Phối hợp cùng BGH nhà trường:

+  Tìm các giải pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của CB, GV, NV; công khai các chi tiêu nội bộ của đơn vị, việc thực hiện chế độ chính sách và quyền lợi của tập thể, chế độ quản lý và sử dụng tài sản của nhà trường theo đúng Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ, thực hiện công khai quyền lợi, chế độ, chính sách và việc đánh giá, khen thưởng, kỉ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường…. phát huy vai trò của Ban thanh tra nhân dân trong kiểm tra, giám sát thực hiện Qui chế dân chủ trong nhà trường.

+ Chủ tịch Công đoàn phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức Hội nghị Cán bộ Công chức, viên chức hàng năm theo đúng thời gian qui định, đảm bảo thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch các nội dung theo qui định. Nhất là các loại quỹ, thực hiên dân chủ về công tác cán bộ.

- Luôn lắng nghe ý kiến đóng góp, phản ánh phê bình của CB, GV, NV và có tiếng nói bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. 

2. Trách nhiệm của cán bộ, viên chức:

Những cán bộ, công chức, viên chức được biết, tham gia ý kiến, giám sát, kiểm tra thông qua hình thức dân chủ trực tiếp hoặc thông qua tổ chuyên môn, công đoàn nhà trường cụ thể:

 - Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà  nước; nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời; thực hiện các quy định về nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp, quy tắc ứng xử, nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp và những việc không được làm theo quy định của pháp luật.

- Kế hoạch phát triển giáo dục, công tác tuyển sinh.

- Quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm.

- Các khoản đóng góp của người học, việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu chi, quyết toán theo qui định hiện hành.

- Các chế độ, quyền lợi, đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên, nhân viên.

- Thực hiện quy chế xét tốt nghiệp, cấp phát văn bằng chứng chỉ.

- Báo cáo sơ kết, tổng kết, nhận xét, đánh giá công chức hàng năm.

Hiệu trưởng phổ biến Kế hoạch triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2023 cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong nhà trường

Công đoàn, đoàn thanh niên tích cực tuyên truyền, vận động công đoàn viên , đoàn viên thực hiện kế hoạch.

Ban thanh tra nhân dân tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ  năm 2023 của trường PTDTBT Thái Thịnh. Các bộ phận, tổ chức doàn thể nghiêm túc thực hiện./.

Nơi nhận:

- BGH;

- Công đoàn, Đoàn TN;

- Các tổ CM;

- Ban TTND;

- Lưu: VT.(BT: 02)

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

         Bùi Thị Thanh Tâm

 

 

 
Các tin khác