PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG PTDTBT THÁI THỊNH
Số: /KH-PTDTBTTT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
X.Hòa Bình, ngày tháng 3 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
Về việc triển khai thực hiện công tác
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong nhà trường năm 2023
Thực hiện Kế hoạch số 155/KH- PGD&ĐT ngày 15 tháng 03 năm 2023 Kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Hòa Bình năm 2023;
Trường PTDTBT Thái Thịnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 của trường với nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2023
1. Mục tiêu
- Mục tiêu của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 là thực hiện
quyết liệt, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí, góp phần huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho sự
nghiệp giáo dục và đào tạo; phòng, chống, khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch
bệnh, an sinh xã hội và thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông đúng lộ trình.
- Ngăn chặn và giảm thiểu tối đa lãng phí, đẩy lùi tham nhũng trong quản lý,
sử dụng ngân sách nhà nước, vốn tài sản nhà nước, xã hội đầu tư cho ngành Giáo
dục và Đào tạo.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên đối với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời mọi biểu hiện lãng phí trong hoạt động của nhà trường.
- Làm căn cứ cho các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn, CB,GV,NV và HS toàn trường thực hiện chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đưa công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm của các bộ phận trong nhà trường.
II. Yêu cầu
- Các chỉ tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được lượng hóa tối
đa, phù hợp với tình hình thực tế và được tiến hành thường xuyên, liên tục ở mọi
nơi với sự tham gia của tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
bảo đảm thực chất, có cơ sở cho việc đánh giá, kiểm tra, giám sát kết quả thực
hiện, thúc đẩy cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy, phòng chống tham
nhũng, tiêu cực
- Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải bám sát chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước; xác định thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành và gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động phòng chống tham nhũng, thanh tra, kiểm tra, cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
- Tổ chức tốt việc học tập quán triệt đầy đủ, kịp thời và thực hiện nghiêm Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi với sự tham gia của tất cả công chức, viên chức và người lao động.
3. Nhiệm vụ trọng tâm
- Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách. Quán triệt nguyên tắc công
khai, minh bạch và yêu cầu thực hiện tiết kiệm triệt để, chống lãng phí ngay từ
khâu xác định nhiệm vụ, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu
lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; điều
hành chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; cắt giảm các khoản chi
chưa thực sự cần thiết.
- Tăng cường quản lý, sử dụng vốn đầu tư công: Thực hiện các nhiệm vụ, giải
pháp giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, coi đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu
trong năm 2023; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cả về thể chế, cơ chế,
chính sách, trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo cấp trên trực tiếp.
- Đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn
bản quy định chi tiết thi hành Luật, góp phần quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm,
khai thác có hiệu quả tài sản công, phòng, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng,
phát huy nguồn lực nhằm tái tạo tài sản và phát triển kinh tế - xã hội.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong chỉ đạo điều
hành và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp về thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí. Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền cũng như thanh tra, kiểm tra
về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với cơ chế khen thưởng, kỷ luật kịp
thời nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức và tổ chức thực hiện ở nhà trường.
B. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ GIẢI PHÁP
I. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
1. Trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước
- Quản lý và sử dụng tiết kiệm kinh phí hoạt động thường xuyên trong dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng định mức chi tiêu và và chế độ tài chính hiện hành. Quản lý chặt chẽ các khoản thu và nội dung chi từ nguồn thu, không được để ngoài sổ sách kế toán, đồng thời thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo đúng quy định hiện hành.
- Thực hiện triệt để tiết kiệm trong sử dụng kinh phí, nhất là các khoản chi như: tổ chức lễ hội, hội nghị, khánh tiết, tập huấn, tiếp khách…; thực hiện các biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiết kiệm triệt để chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm và các chi phí khác.
- Các đoàn thể và cá nhân trong trường có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản, trang thiết bị được nhà trường giao đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả theo quy định.
- Năm 2023, tiếp tục thực hiện chi tiêu tiết kiệm 10% chi thường xuyên theo công văn chỉ đạo của các cấp.
- Kế toán tham mưu cho hiệu trưởng chỉ đạo các đoàn thể, bộ phận có liên quan trong trường thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường.
- Tăng cường công tác tự kiểm tra tài chính nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sử dụng ngân sách Nhà nước.
2. Về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công
Trong năm 2023, Nhà trường tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 và các Nghị định hướng dẫn Luật, việc rà soát, đánh giá toàn diện các quy định về quản lý đầu tư công, xây dựng cơ bản
3. Về quản lý tài sản công
Trong năm 2023, Nhà trường thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác hợp lý nguồn lực từ tài sản công để góp phần chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng, phát huy nguồn lực nhằm tái tạo tài sản và phát triển kinh tế - xã hội.
Đất đai, trụ sở làm việc được giao phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và bảo đảm thực hành tiết kiệm. Thực hiện mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Tài sản sau khi mua sắm phải hạch toán, báo cáo và quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế nội bộ về sử dụng phương tiện, thiết bị
làm việc đúng mục đích, nghiêm cấm sử dụng vào việc riêng; xử lý hoặc báo
cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý tài sản không được sử dụng hoặc không còn sử
dụng được bằng hình thức điều chuyển, thu hồi, thanh lý hoặc bán theo quy
định. Đồng thời phân công người quản lý, sử dụng và mở sổ theo dõi các loại
phương tiện, thiết bị làm việc.
Thực hiện minh bạch, công khai trong xây dựng, thực hiện tài chính của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
- Giao kế toán, văn phòng rà soát, kiểm kê, quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả tài sản, phương tiện, thiết bị làm việc hiện có;
- Việc nâng cấp, cải tạo, sửa chữa CSVC sử dụng kinh phí NSNN phải đảm bảo đúng định mức tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
4. Quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức và thời gian làm việc trong cơ quan, đơn vị:
- Nâng cao trách nhiệm của Hiệu trưởng trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức; phối hợp Chủ tịch CĐCS tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện nội quy, quy chế, các quy định về thời gian làm việc, về sử dụng thời gian lao động, kỷ luật lao động, phê bình nghiêm khắc các trường hợp vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quản lý chặt chẽ thời giờ lao động, kiểm tra, giám sát chất
lượng và đảm bảo hiệu quả công việc của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
trong nhà trường.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, gắn
kết chặt chẽ với việc kiện toàn tổ chức, tinh giản biên chế, bảo đảm dân chủ, công
khai, minh bạch
- Phân công nhiệm vụ cho CB,CC,VC phù hợp với năng lực, sức khoẻ, tạo điều kiện cho CB,CC,VC phát huy hết khả năng, lao động sáng tạo, làm việc hiệu quả thường xuyên. Không được sử dụng thời gian làm việc vào việc riêng.
5. Tiết kiệm điện, nước
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị điện không cần thiết, tạo thói quen cho mỗi CBGV, nhân viên và học sinh có ý thức tắt các thiết bị điện khi không cần thiết sử dụng.
- Sử dụng nước sinh hoạt phải thật tiết kiệm: sử dụng vừa đủ và đúng mục đích, không sử dụng nước bừa bãi và không đúng mục đích. Thường xuyên kiểm tra hệ thống dẫn nước, tránh để rò rỉ. Đặc biệt ý thức sử dụng nước ở các nhà vệ sinh.
II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức, triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại đơn vị
- Triển khai tiết kiệm các khoản chi thường xuyên trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được giao.
- Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý ngân sách nhà nước.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Xác định thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên
của đơn vị; tuyên truyền sâu rộng đến từng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
nhà trường nhằm tăng cường hiểu biết pháp luật, nâng cao nhận thực về thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí; cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên tích cực
tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
tại địa phương nơi sinh sống.
- Tăng cường thông tin, phổ biến pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí trong trường học, đặc biệt chú trọng cập nhật các văn bản về công tác
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí; Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08/9/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương điển hình trong thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí; bảo vệ người cung cấp thông tin chống lãng phí. Tăng
cường giáo dục phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí. Kế hoạch số 155/KH-PGDĐT ngày 15/3/2023 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hòa Bình về kế hoạch triển khai thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 và các văn bản có liên quan đến công tác thực hành, tiết kiệm chống lãng phí đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường.
- Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến từng CB,CC,VC trong toàn trường nhận thức và thực hiện đầy đủ các văn bản nêu trên.
3. Tăng cường thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả giám sát thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Thực hiện công khai theo đúng quy định của pháp luật, tập trung thực
hiện công khai việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính được
giao theo quy định. Thực hiện hình thức công khai trên trang
thông tin điện tử nhằm nâng cao hiệu quả và tiết kiệm ngân sách.
- Thực hiện công khai hành vi lãng phí, kết quả xử lý hành vi lãng phí.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, phát huy
sức mạnh tập thể trong công tác giám sát việc thực hiện thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí. Qua quá trình giám sát nhằm phát hiện, kiến nghị về các việc làm
vi phạm các quy định về quản lý tài chính để kịp thời ngăn chặn và xử lý các việc
làm sai quy định, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản nhà nước
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các bộ phận, lớp học trong sử dụng giờ lên lớp, phương tiện, thiết bị dạy học, quỹ Ban đại diện CMHS ở lớp, tài sản nhà trường giao cho cá nhân quản lý, sử dụng…
4. Kiểm tra và đề nghị các cấp xử lý nghiêm các vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế
hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; việc thực hiện các quy định của pháp
luật về các lĩnh vực liên quan, trong đó tập trung vào các nội dung, lĩnh vực sau:
+ Tiếp nhận, quản lý, sử dụng các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân,
doanh nghiệp cho cơ quan và các nhà trường;
+ Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ, công trình phúc lợi và dịch
vụ công cộng;
+ Các chương trình mục tiêu quốc gia; các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước.
+ Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại; trang thiết bị làm
việc tại cơ quan và các nhà trường.
- Đối với những vi phạm được phát hiện trong công tác kiểm tra, thủ trưởng
đơn vị phải khắc phục, xử lý hoặc đề xuất kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền
có biện pháp xử lý. Cá nhân, tập thể có thành tích sẽ được khen thưởng theo quy
định hiện hành của nhà nước.
6. Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý; tăng cường
phối hợp giữa các cơ quan gắn kết thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với
công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng.
- Tăng cường công tác chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính gắn với
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo; đẩy mạnh
hiện đại hóa quản lý hành chính trong các cơ sở giáo dục gắn với đổi mới phương
thức quản lý thông qua việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả của
mạng thông tin điện tử, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của nhà trường.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Giáo dục và
Đào tạo, nâng cao chất lượng hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính.
- Các nhà trường triển khai có hiệu quả pháp luật về thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí; đề ra các biện pháp cụ thể để tăng cường tính công khai, minh
bạch, trách nhiệm trong hoạt động công vụ.
- Tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác cải cách hành chính góp
phần hoàn thành mục tiêu kế hoạch của ngành
7. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, củng cố kỷ cương, nề nếp cơ quan, đơn vị:
- Xây dựng quy chế giám sát của công chức, viên chức, các tổ chức đoàn thể trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của Nhà nước. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhà trường, tránh chồng chéo.
- Quan hệ, giao tiếp và giải quyết công việc với CMHS nhanh, không gây phiền hà, lãng phí thời gian.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo.
- Củng cố kỉ cương, nề nếp làm việc; xây dựng kế hoạch công tác hợp lý, khoa học; sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc. Tránh tình trạng đến trường, vào lớp, đến cơ quan muộn, về sớm.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chỉ đạo triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm đối với những hành vi vi phạm, gây lãng phí xảy ra trong nhà trường.
2. Cán bộ, viên chức trong toàn trường phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, Phòng GD&ĐT và pháp luật về những hành vi vi phạm luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Phát huy vai trò của Ban Thanh tra nhân dân trong việc giám sát kiểm tra các hoạt động tại đơn vị và báo cáo tình hình thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo yêu cầu.
4. Giao cho Kế toán phối hợp với các đoàn thể trong trường theo dõi đôn đốc kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, định kỳ báo các kết quả thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cho Hiệu trưởng, cho Phòng GD&ĐT theo quy định./.
Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT Tp (B/c); - Đăng website nhà trường; - Lưu HSPC.(BT: 02) |
HIỆU TRƯỞNG
Bùi Thị Thanh Tâm
|
Đính kèm: