Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học năm 2021-2022

PHÒNG GD&ĐT TP HOÀ BÌNH    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG PTDTBT THÁI THỊNH                      Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

                                                

          Số:25 /KH-PTDTBTTT                  X.Hòa Bình, ngày 09 tháng 10  năm 2021

 

 

KẾ HOẠCH

Kiểm tra nội bộ trường học năm học 2021 - 2022

 

 
   
 

Căn cứ Quyết định số 1668/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/8/2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học
2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường
xuyên trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 31/8/2021 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2021-2022 trên
địa bàn tỉnh Hòa Bình;

Căn cứ Công văn số 2414/SGD &ĐT -TTr ngày 16/9/2021 của Sở Giáo dục
và Đào tạo Hòa Bình về việc hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra năm học
2021-2022; Quyết định số 1945/QĐ-SGD &ĐT ngày 16/9/2021 của Sở Giáo dục
và Đào tạo Hòa Bình về việc phê duyệt Kế hoạch công tác thanh tra năm học
2021-2022;

Căn cứ Kế hoạch số 696/KH-PGD&ĐT ngày 24/9/2021 của Phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình kế hoạch công tác kiểm tra năm học 2021-2022;  công văn số 697/PGD&ĐT-KTr ngày 24/9/2021 của Phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình về hướng dẫn công tác kiểm tra năm học 2021-2022;

Căn cứ vào kết quả kiểm tra nội bộ và kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học   và tình hình thực tế của đơn vị, Trường PTDTBT Thái xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học năm học 2021 - 2022 như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1.Mục đích

Công tác kiểm tra là một hoạt động thường xuyên của nhà trường, là chức năng thiết yếu của công tác quản lý. Công tác kiểm tra nội bộ nhằm giúp Hiệu trưởng đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ, tìm ra những giải pháp, biện pháp để đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng kiểm tra, góp phần hoàn thiện, củng cố và phát triển nhà trường.

- Công tác kiểm tra nội bộ phải đảm bảo tính toàn diện, trực tiếp các nội dung và đối tượng trong nhà trường. Đối với giáo viên, thông qua việc kiểm tra, nhà trường đánh giá được thực trạng năng lực của mỗi cá nhân, từ đó tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ đội ngũ từng bước hoàn thiện năng lực sư phạm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đối với các tổ chức, bộ phận trong nhà trường, thông qua việc kiểm tra các nội dung, đối chiếu với các quy định để hiệu trưởng đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, từ đó điều chỉnh kế hoạch, tư vấn, thúc đẩy các cá nhân, tập

 

thể tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao. Hiệu trưởng tự kiểm tra và tự điều chỉnh kế hoạch, quá trình công tác, góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao của nhà trường.

- Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trư­ờng;

- Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà tr­ường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, danh sách học sinh hoàn thành lớp học, chưa hoàn thành lớp học;   hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường;

- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

2. Yêu cầu

Hoạt động kiểm tra phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật, chính xác, khách quan, trung thực, minh bạch công  khai dân chủ kịp thời và  không làm cản trở hoạt động bình thường của các cá nhân.

Công tác kiểm tra nội bộ phải được thực hiện trên nguyên tắc Hiệu trưởng vừa là chủ thể kiểm tra ( kiểm tra cấp dưới theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục), vừa là đối tượng kiểm tra (công khai hóa các hoạt động, các thông tin quản lý nhà trường để Ban kiểm tra nội bộ kiểm tra). Công tác kiểm tra nội bộ trước hết là công tác tự kiểm tra của các cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.

Hiệu trưởng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học công khai kế hoạch kiểm tra nội bộ trong Hội đồng sư phạm và tổ chức thực hiện.

Ra quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học theo kế hoạch được phê duyệt, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học của nhà trường.

- Phối hợp tốt với các thành viên trong và ngoài tổ chuyên môn và tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm tra được phân công.

- Tất cả các nội dung kiểm tra nội bộ đều được lập biên bản, có chữ ký của người kiểm tra và đối tượng được kiểm tra. Hồ sơ sổ sách về công tác kiểm tra được bảo quản, lưu giữ cẩn thận theo qui định của điều lệ, qui chế.

II. NỘI DUNG

1. Công tác tuyên truyền, quán triệt văn bản quy phạm pháp luật

Tiếp tục tuyên truyền thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật giáo dục năm 2019, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018;  Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục, Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 05/12/2013 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục, Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; Kết luận số 51/KL-TW ngày 30/5/2019 của Ban chấp hành Trung ương kết luận của Ban Bí thư về tieps tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2. Công tác kiện toàn tổ chức, tập huấn nghiệp vụ kiểm tra

2.1. Xây dựng lực lượng kiểm tra

- Hiệu trưởng ban hành Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường PTDTBT Thái Thịnh ngay từ đầu năm học (Có Quyết định kèm theo)

2.2.Tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm tra

- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra theo công văn hướng dẫn của Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình.

- Bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, giáo viên cốt cán về nghiệp vụ kiểm tra, các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT thành phố về quản lý tài chính, thực hiện chương trình, Điều lệ nhà trường, các quy định về chuẩn cán bộ quản lý và giáo viên  cấp học, thực hiện hiệu quả các đợt kiểm tra.

3. Nội dung kiểm tra

a)  Kiểm tra các nội dung hoạt động trong nhà trường

- Kiểm tra thực hiện công tác Ba công khai. Chỉ tiêu: 1 lần/năm

- Công tác tuyển sinh; Chỉ tiêu: 01 lần/năm học.

- Kiểm tra CSVC: 02 lần/năm

- Kiểm tra công tác y tế: 01 lần/năm

- Kiểm tra hồ sơ, hoạt động của các tổ chuyên môn. Chỉ tiêu:  2 lần/tổ/năm học.

- Kiểm tra công tác VSATTP bếp ăn bán trú.

- Kiểm tra việc quản lý, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học: 02 lần/năm

- Kiểm tra thực hiện nền nếp ăn, ngủ bán trú: 03 lần/năm

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí. Chỉ tiêu: 01 lần/năm học.

- Kiểm tra công tác quản lý người học và thực hiện chế độ chính sách đối với người học. Chỉ tiêu: 01 lần/năm học.

- Kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý, cấp phát văn bằng chứng chỉ. Chỉ tiêu: 01 lần/năm học.

- Kiểm tra công tác quản lý tài chính, tài sản của đơn vị. Chỉ tiêu: 01 lần/năm học.

- Kiểm tra việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng. Chỉ tiêu: 01 lần/năm học.

b) Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của CBQL,GV,NV( kiểm tra việc thực hiện nội quy nhà trường; thực hiện quy chế chuyên môn; thực hiện đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra đánh giá, hồ sơ...)

* Kiểm tra HĐSP nhà giáo: Chỉ tiêu: 01 lần/GV/năm học.

* Kiểm tra chuyên đề: Kiểm tra theo tháng 100% giáo viên về các nội dung:

- Khối Tiểu học:

+ Kiểm tra khảo sát chất lượng GV đầu năm, KSCL học sinh: 1 lần/năm

+ Kiểm tra việc thực hiện chương trình. Chỉ tiêu: 02 lần/năm

+ Kiểm tra không gian lớp học, sản phẩm HS

+ Dự giờ thao giảng của GV

+ Kiểm tra chất lượng giáo dục học sinh

+ Kiểm tra vở luyện chữ của học sinh từ lớp 1 đến lớp 5

+ Kiểm tra việc ra đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I.

+ Kiểm tra chéo việc chấm chữa bài KTĐK: 5 lớp.

+ Chất lượng GD và các sản phẩm của học sinh. (04 lớp).

+  Kiểm tra chuyên đề tiết đọc thư viện 02 lớp: 1 lần/năm

+ Kiểm tra chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp: 02 lớp.

+  Kiểm tra hồ sơ GV

+  Kiểm tra chuyên đề việc chấm chữa bài kiểm tra cuối năm học lớp 5 lớp.

+ Kiểm tra học bạ 5/5 lớp

- Khối THCS:

- Kiểm tra giáo án giáo viên dạy lớp 6: 1 lần/năm

+ Kiểm tra hồ sơ giáo viên: 2 lần/năm

+ Dự giờ thao giảng của GV

+ Kiểm tra việc thực hiện chương trình. Chỉ tiêu: 2 lần/năm

+ KT thực hiện giảng dạy Kỹ năng sống, HĐTN: 1 lần/năm

+ KT việc ra đề KT: 2 lần/năm ( cuối kì I, cuối năm)

+ Kiểm tra việc thực hiện quy chế đánh giá, xếp loại theo TT 26/2020, TT 22/2021: 02 lần/năm

+  KT sổ đầu bài; ký duyệt theo tuần, kiểm tra chuyên đề 02 lần/năm

+ Kiểm tra  sổ theo dõi đánh giá KQHS: : ký duyệt theo tháng; Kiểm tra chuyên đề 02 lần/năm

+ Kiểm tra KHGD của GV: ký duyệt theo tuần, kiểm tra chuyên đề 2 lần/năm

+ Kiểm tra Hồ sơ lớp 9,

+ Kiểm tra học bạ lớp 6,7,8, sổ đầu bài

c) Kiểm tra đột xuất

4. Lịch kiểm tra

Lịch kiểm tra, thời gian kiểm tra được ghi tại biểu đính kèm.

5. Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Công tác tiếp công dân: Triển khai Luật Tiếp công dân đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh; Hiệu trưởng trực tiếp tiếp công dân, công khai lịch tiếp công dân (ủy quyền Phó Hiêu trưởng nếu Hiệu trưởng đi vắng) và thực hiện đúng quy trình tiếp công dân theo Luật tiếp công dân, nội quy tiếp công dân tại địa điểm văn phòng nhà trường. Thực hiện ghi sổ theo dõi  tiếp công dân.

Công tác giải quyết Khiếu nại, tố cáo: Thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hướng dẫn của Thanh tra thành phố, Sở GD&ĐT

Tăng cường kiểm tra việc tổ chức quán triệt và thực hiện Luật khiếu nại, Luật tố cáo tại nhà trường.

6. Việc tuân thủ pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, thực hiện quy chế dân chủ; thực hiện công khai, minh bạch trong nhà trường theo đúng quy định.

Thiết lập hệ thống văn bản của các cấp về công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; hồ sơ, sổ sách rõ ràng minh bạch.

Đảm bảo việc xây dựng và  thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức;

Kiểm tra việc thực hiện kê khai tài sản theo Nghị định 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản thu nhập của CBQL, nhân viên

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các biện pháp tổ chức thực hiện

Hiệu trưởng xây dựng Kế hoạch kiểm tra nội bộ, kiểm tra Hoạt động sư phạm của Nhà giáo, ban hành Quyết định thành lập tổ kiểm tra nội bộ năm học để tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra. Tổ kiểm tra nội bộ, các cá nhân trong trường triển khai thực hiện theo từng tháng, tuần.

Tổ chức tuyên truyền, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thanh tra, kiếm tra, khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng chống tham nhũng và hướng dẫn thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2021-2022 của Sở GD&ĐT, Phòng Giáo dục và Đào tạo tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị.

Lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học phù họp vói tình hình, điều kiện cụ thế của trường, có tính khả thi và công bố công khai đến tất cả các đối tượng được kiểm tra ngay từ đầu năm học.

Ban hành Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ của nhà trường và phân công nhiệm vụ cụ thê cho các thành viên.

Định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá các hoạt động của đơn vị để kịp thời phát hiện các nhân tố tích cực, phòng ngừa sai phạm.

Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia các đoàn thanh tra, kiếm tra khi có quyết định điều động của Giám đốc Sở GD&ĐT, Trưởng Phòng GD&ĐT thành phố.

Chuẩn bị báo cáo, tài liệu, cơ sở vật chất để các đoàn thanh tra, kiểm tra đến làm việc tại đơn vị.

Tổ chức thực hiện nghiêm túc các két luận, kiến nghị của Đoàn thanh tra, kiểm tra; gửi báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị về Phòng GD&ĐT thành phố và Đoàn thanh tra đảm bảo thời gian quy định.

2. Trách nhiệm thực hiện

Hiệu trưởng định hướng cho các thành viên Ban KTNBTH tìm hiểu, các văn bản pháp quy, các quy định, hướng dẫn … của các cấp để có căn cứ  đối chiếu khi kiểm tra.

Tổ chức thực hiện KTNB theo kế hoạch (cần lựa chọn nội dung, thời điểm, đối tượng, thành phần kiểm tra phù hợp; tránh tình trạng giao phó cho một cá nhân kiểm tra hoặc để người đứng đầu bộ phận tự kiểm tra, lập biên bản bộ phận mình). Ban KTNB cụ thể hoá kế hoạch kiểm tra nội bộ trong năm học bằng việc lập kế hoạch cụ thể cho từng tháng (theo thời gian), theo từng đợt (theo quy mô, nội dung). Mỗi nội dung kiểm tra nhất thiết phải lập biên bản kiểm tra để làm căn cứ đánh giá, lưu trữ hồ sơ.

Hàng tháng, hiệu trưởng phải đưa nội dung đánh giá công tác KTNB vào chương trình công tác, đồng thời điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch cho sát thực tế. Cuối học kì và cuối năm học, Hiệu trưởng báo cáo sơ kết, tổng kết công tác KTNB trước Hội đồng trường và Phòng GD&ĐT theo quy định.. 

Xử lý kết quả, thống kê, báo cáo kịp thời công tác KTNB. Lưu trữ đầy đủ hồ sơ của nhà trường.

Trên đây là kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra nội bộ nhà trường năm học 2021-2022. Ban giám hiệu và các bộ phận, tổ chức, cá nhân có liên quan của trường PTDTBT Thái Thịnh  lập kế hoạch chi tiết, triển khai thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao./.

 

Nơi nhận:

- Gmail PTDTBTTT

 - Phụ trách CM (t/h)

 - Các Tổ CM, tổ VP; (t/h)

 - Lưu: VT,(BT: 03)

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

  Bùi Thị  Thanh Tâm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
Các tin khác