PHÒNG GD&ĐT TP HOÀ BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH&THCS THÁI THỊNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
|||
|
|||
Số: /QĐ-TH&THCSTT X.Hoà Bình, ngày tháng 10 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế hoạt động của Tổ tư vấn tâm lý học đường
|
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TH&THCS THÁI THỊNH
Căn cứ Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông;
Căn cứ chức năng, quyền hạn của Hiệu trưởng trường Tiểu học quy định tại Điều lệ trường Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGD&ĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 2507/QĐ-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2023 của Chủ tịch UBND thành phố Hòa Bình về việc bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng Trường TH&THCS Thái Thịnh sau khi đổi tên trường;
Căn cứ Quyết định số 46/QĐ-TH&THCSTT ngày 17/10/2023 của trường TH&THCS Thái Thịnh về việc thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường năm học 2023- 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy chế hoạt động của tổ tư vấn tâm lý học đường tại trường PTDTBT Thái Thịnh
Điều 2. Tổ tư vấn tâm lý học đường trường Tiểu học Phủ Lý tổ chức các hoạt động thực hiện theo quy chế và kế hoạch hoạt động đã đề ra.
Điều 3. Các bộ phận có liên quan và các ông, bà có tên trong điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Như Điều 3;
- Lưu: VT.(BT: 03)
Bùi Thị Thanh Tâm
QUY CHẾ
Hoạt động của tổ tư vấn tâm lý học đường
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/QĐ-TH&THCSTT, ngày 17/10/2023
của trường TH&THCS Thái Thịnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Cơ sở pháp lý để xây dựng quy chế:
Căn cứ Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông;
Căn cứ chức năng, quyền hạn của Hiệu trưởng quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGD&ĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ quy định về chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của trường TH&THCS Thái Thịnh
Điều 2. Mục đích xây dựng quy chế
- Mục đích thực hiện việc thống nhất về hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường học. Đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
- Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) kịp thời, có hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường.
- Hỗ trợ học sinh rèn kỹ năng sống ; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe, thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.
Điều 3. Nguyên tắc
1. Tư vấn tâm lý cho học sinh là một hoạt động chuyên môn của các giáo viên tư vấn trường học nhằm mục đích hỗ trợ và can thiệp đối với những học sinh đang gặp phải những khó khăn trong đời sống tâm lý. Bao gồm những khó khăn về xúc cảm, tình cảm, tâm lý, tinh thần trong đời sống hàng ngày, trong hành vi ứng xử, quan hệ bạn bè, thầy cô, gia đình, trong học tập… Qua đó, giúp học sinh tìm được hướng giải quyết phù hợp và giúp ổn định đời sống tâm lý để có thể đạt được sự phát triển cao nhất và hiệu quả nhất trong suốt quá trình học tập tại trường học.
2. Công tác tư vấn trường học là hoạt động cần thiết nhằm hỗ trợ học sinh giải quyết các khó khăn trong đời sống tâm lý một cách hiệu quả đồng thời cũng giúp phòng ngừa một cách hiệu quả và kịp thời những tác động tiêu cực có thể gây bất ổn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và học tập của học sinh.
3. Công tác tư vấn trường học là trách nhiệm của nhà trường, bao gồm Chi bộ đảng, Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, Ban đại diện CMHS, … Trong đó, tổ tư vấn tâm lý học đường đóng vai trò chủ đạo và chủ động trong mối tương quan hỗ trợ và hợp tác với các lực lượng khác trong trường học, cụ thể là với giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
4. Đảm bảo quyền được tham gia, tự nguyện, tự chủ, tự quyết định của học sinh và nôn trọng, bảo mật thông tin trong các hoạt động tư vấn tâm lý cho người được tư vấn theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Đối tượng áp dụng:
Quy chế này áp dụng cho công tác tư vấn tâm lý tại trường TH&THCS Thái Thịnh.
Chương II
CÁN BỘ, GIÁO VIÊN LÀM CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ
Điều 5. Tiêu chuẩn của thành viên tổ tư vấn
1. Có tinh thần yêu nước, trung thành với Tổ quốc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo.
2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội; có lòng nhiệt tình, kiên trì, năng động, sáng tạo, có khả năng giao tiếp tốt, dễ cảm thông, dễ thuyết phục và được sự tín nhiệm của đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và học sinh.
3. Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, mục tiêu và nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo.
4. Có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo quy định của bậc tiểu học, các ngành sư phạm hoặc khoa tâm lý giáo dục, có kinh nghiệm và được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ tư vấn tâm lý, am hiểu lĩnh vực tâm lý lứa tuổi, có khả năng tham gia công tác tư vấn trường học.
5. Có kỹ năng và phương pháp công tác xã hội, có sức khoẻ tốt, có uy tín và được học sinh tin yêu.
Điều 6. Nhiệm vụ của thành viên tổ tư vấn
1. Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của giáo viên quy định trong Điều lệ. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của nhà trường; chấp hành sự phân công và chỉ đạo của thủ trưởng đơn vị.
2. Tận tụy với công tác; xây dựng quan hệ lành mạnh với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và học sinh. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật diễn biến xã hội và am hiểu hoạt động giáo dục.
3. Tham mưu cho hiệu trưởng về các nội dung liên quan đến công tác tư vấn trường học và chủ động thực hiện công tác theo phân công của lãnh đạo đơn vị, trong đó có 3 hình thức hoạt động cơ bản gồm:
- Tư vấn trực tiếp cho học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh bằng các hình thức: tư vấn cá nhân hoặc theo nhóm tại phòng tư vấn, tư vấn chuyên đề tại lớp học, hội trường, sân cờ, hoặc tại gia đình…
- Tư vấn gián tiếp thông qua hộp thư, hộp thư điện tử, điện thoại,
- Tổ chức tập huấn về chuyên môn tư vấn, tâm lý, hướng nghiệp, cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh.
4. Phối hợp với các bộ phận trong nhà trường để làm tốt công tác tư vấn, đặc biệt với giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên. Thông qua hội đồng sư phạm, thành viên tư vấn trường học phát hiện những tập thể học sinh, nhóm học sinh, cá nhân học sinh có những tình huống hoặc những vấn đề về tâm lý để chủ động xây dựng kế hoạch phòng ngừa và can thiệp kịp thời.
5. Thực hiện kế hoạch tư vấn hàng năm bao gồm một số nội dung cơ bản sau: lịch trực phòng tư vấn; tổ chức các buổi tư vấn chuyên đề và chủ đề tập huấn cho giáo viên, cha mẹ học sinh, phù hợp với lịch của nhà trường và thực hiện các báo cáo theo qui định.
6. Không ngừng nâng cao tay nghề và cập nhật kiến thức xã hội, kiến thức về tâm lý học và công tác tư vấn trường học nhằm có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công tác tư vấn trường học.
7. Thực hiện các nội dung tư vấn tâm lý trong trường học:
a) Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành viên phù hợp với lứa tuổi.
b) Tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.
c) Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác.
d) Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả.
đ) Tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời. Giới thiệu, hỗ trợ đưa học sinh đến các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lý nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà trường.
Điều 7. Quyền của thành viên tổ tư vấn
1. Được thông tin đầy đủ, được đề xuất ý kiến với Chi bộ đảng, với lãnh đạo đơn vị về chủ trương, kế hoạch hoặc các hoạt động cụ thể của trường có liên quan đến công tác tư vấn học sinh.
2. Được bố trí thời gian, phòng tư vấn thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức và tham gia các hoạt động.
3. Được ưu tiên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, văn hoá, xã hội,… để phục vụ tốt nhất cho công tác tư vấn học sinh.
Chương III
CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ TRƯỜNG HỌC
Điều 6. Đào tạo, bồi dưỡng
1. Hằng năm, khi lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ đơn vị, Chi bộ đảng, hiệu trưởng có trách nhiệm xem xét, ưu tiên cho thành viên tư vấn được tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn phù hợp với yêu cầu của công tác.
2. Hiệu trưởng tạo điều kiện thuận lợi để thành viên tư vấn tham gia các chương trình tập huấn, bồi dưỡng theo yêu cầu của các cơ quan cấp trên.
Điều 7. Thời gian làm việc của tổ tư vấn tâm lý học đường
1. Tổ tư vấn phải tạo điều kiện để liên hệ được thuận lợi học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên trong tất cả thời gian có thể, gồm: Gặp trực tiếp; trả lời thư điện tử của học sinh, cha mẹ học sinh khi điện thoại trực tiếp; hoặc được phân công trả lời thư điện tử… .
2. Ngoài ra, tổ tư vấn chủ động lên lịch tư vấn vào các tiết nghỉ trong buổi dạy và chiều thứ sáu hàng tuần; tổ chức báo cáo chuyên đề tại lớp, tại văn phòng trường hoặc buổi sinh hoạt dưới cờ; tổ chức tập huấn chuyên đề cho cha mẹ học sinh hoặc giáo viên về tâm lý, giáo dục học sinh,… .
Điều 8. Cơ sở vật chất phòng tư vấn
1. Nhà trường cho phép bộ phận làm công tác tư vấn sử dụng phòng y tế khi thực hiện công tác tư vấn nhằm đảm bảo tư vấn riêng biệt.
2. Bộ phận hành chính thường xuyên trang bị cơ sở vật chất cho tổ tư vấn làm việc hiệu quả.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Hiệu lực thi hành:
Quy chế hoạt động của tổ tư vấn tâm lý học đường có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 10. Tổ chức thực hiện:
a) Các thành viên của tổ tư vấn tâm lý học đường có trách nhiệm thực hiện các hoạt động tư vấn tâm lý học sinh đúng theo quy chế.
b) Tất cả CB, GV, NV có trách nhiệm phối kết hợp với tổ tư vấn học đường để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
c) Việc thay đổi một số nội dung trong qui chế này để phù hợp thực tế từng thời điểm phải được 2/3 thành viên tổ tư vấn học đường đề nghị ./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Tổ tư vấn (th/h);
- CB, GV, NV (th/h);
- Lưu: HSTV.(BT: 03)
Đính kèm: