PHÒNG GD&ĐT TP HOÀ BÌNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH&THCS THÁI THỊNH Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
Số: /KH-TH&THCSTT X.Hòa Bình, ngày tháng 9 năm 2023
Kiểm tra nội bộ trường học năm học 2023-2024
Căn cứ Quyết định số 1797/QĐ-UBND ngày 07/8/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Hoà Bình;
Căn cứ Công văn số 2558/SGD &ĐT -TTr ngày 07/9/2023 của Sở Giáo dục
và Đào tạo Hòa Bình về việc hướng dẫn công tác kiểm tra năm học
2023-2024;
Căn cứ công văn số 61/KH-PGD&ĐT ngày 20/9/2023 của Phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình về Kế hoạch công tác kiểm tra năm học 2023-2024; công văn số 62/PGD&ĐT-KTr ngày 21/9/2023 của Phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình về hướng dẫn công tác kiểm tra năm học 2023-2024;
Căn cứ vào kết quả kiểm tra nội bộ, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học và tình hình thực tế của đơn vị, Trường TH&THCS Thái xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học năm học 2023 - 2024 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuân lơi
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT và chính quyền địa phương. Công tác phát triển giáo dục ngày càng được các cấp, các ngành và nhân dân quan tâm hơn.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học hàng năm được tăng cường dần đáp ứng nhu cầu cho việc dạy - học trong nhà trường.
- Nhà trường đã xây dựng khối đoàn kết nhất trí cộng đồng trách nhiệm vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong các hoạt động giáo dục;
- Ban kiểm tra nội bộ của trường hoạt động tích cực góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ năm học của trường nói chung và công tác kiểm tra nội bộ của trường nói riêng.
2. Khó khăn
Các thành viên trong Ban kiểm tra nội bộ hầu hết làm nhiệm vụ kiêm nhiệm, đội ngũ giáo viên thiếu nên việc bố trí lịch kiểm tra đôi khi gặp khó khăn; Nghiệp
vụ, kĩ năng kiểm tra ở một số nội dung chưa thành thạo.
3. Đặc điểm quy mô phát triển trường lớp và đội ngũ năm học 2023-2024
a) Quy mô phát triển trường lớp
Toàn trường gồm 09 lớp học với 149 học sinh trong đó 05 lớp khối TH và 04 lớp khối THCS
Khối |
Lớp |
Tổng số |
DT |
Nữ |
Nữ DT |
HS Khuyết tật |
Gđ chính sách |
HS nghèo, cận nghèo, Khó khăn |
1 |
1 |
7 |
5 |
3 |
3 |
|
|
1 |
2 |
1 |
17 |
14 |
7 |
6 |
1 |
|
|
3 |
1 |
12 |
10 |
5 |
4 |
|
|
1 |
4 |
1 |
13 |
11 |
7 |
7 |
|
|
1 |
5 |
1 |
29 |
25 |
12 |
12 |
|
|
3 |
Cộng |
5 |
78 |
65 |
34 |
32 |
|
|
|
6 |
1 |
19 |
13 |
10 |
8 |
1 |
|
2 |
7 |
1 |
23 |
16 |
13 |
9 |
1 |
|
5 |
8 |
1 |
11 |
8 |
8 |
5 |
|
|
2 |
9 |
1 |
18 |
11 |
7 |
3 |
|
|
1 |
Cộng |
4 |
71 |
48 |
38 |
25 |
|
|
|
Toàn trường |
9 |
149 |
113 |
72 |
57 |
3 |
|
16 |
Công chức Viên chức |
Tổng số |
Nữ |
DT |
Đảng viên |
Trình độ đào tạo |
Ghi chú |
|||
ĐH |
CĐ |
TC |
SC |
||||||
Ban giám hiệu |
3 |
2 |
2 |
3 |
3 |
|
|
|
|
Kế toán |
1 |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
Y tế - Hành chính |
1 |
1 |
|
|
|
|
1 |
|
|
GV THCS |
11 |
7 |
2 |
6 |
11 |
|
|
|
|
- Toán |
1 |
|
|
1 |
1 |
|
|
|
|
- Lý |
1 |
|
|
1 |
1 |
|
|
|
|
- Hóa |
1 |
|
|
1 |
1 |
|
|
|
Kiêm TB |
- Sinh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Ngữ văn |
1 |
1 |
|
|
1 |
|
|
|
|
- Sử |
1 |
1 |
|
|
1 |
|
|
|
|
- N.ngữ |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
|
|
|
|
- Địa lý |
1 |
1 |
|
1 |
1 |
|
|
|
|
- GDCD |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tin học |
1 |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
- Âm nhạc |
1 |
1 |
|
1 |
1 |
|
|
|
Kiêm TV |
- Thể dục |
1 |
1 |
1 |
|
1 |
|
|
|
|
- Mỹ thuât |
1 |
1 |
|
|
1 |
|
|
|
Kiêm TPT |
GV Tiểu học |
7 |
5 |
4 |
2 |
6 |
|
1 |
|
01 TTHTCĐ |
Tổng cộng |
23 |
15 |
08 |
11 |
21 |
|
2 |
|
|
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.Mục đích
- Giúp Hiệu trưởng tìm ra những biện pháp đôc đốc, giúp đỡ và điều chỉnh đồi tượng kiểm tra, góp phần hoàn thiện, củng cố và phát triển nhà trường.
- Thông qua việc kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra thường xuyên, nhà trường đánh giá được thực trạng, năng lực của mỗi giáo viên. Từ đó tư vấn và thúc đẩy, giúp đỡ đội ngũ từng bước hoàn thiện năng lực sư phạm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Đối với các tổ chức, bộ phận trong nhà trường thông qua việc kiểm tra các nội dung, đối chiếu với các quy định để Hiệu trưởng đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ. Từ đó, điều chỉnh kế hoạch, tư vấn, thúc đẩy các tổ chức, bộ phận trong nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Hiệu trưởng tự kiểm tra và tự điều chỉnh quá trình công tác góp phần thực hiện các nhiệm vụ, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao của nhà trường.
2. Yêu cầu
- Ban kiểm tra nội bộ phải thường xuyên theo dõi, xem xét, đánh giá toàn
bộ các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường trên cơ sở đối
chiếu với các quy định của Luật Giáo dục và các văn bản pháp quy hiện hành.
kiểm tra phải đảm bảo đánh giá chính xác, khách quan, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả công tác kiểm tra; thực hiện đúng đủ quy trình kiểm tra; tăng cường
phối hợp trong công tác kiểm tra góp phần bảo đảm kỷ cương, kỷ luật, nâng
cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
- Kiện toàn Ban kiểm tra nội bộ trường học, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học của nhà trường.
- Công tác kiểm tra nội bộ trường học phải thực hiện trên nguyên tắc: Hiệu trưởng vừa là chủ thể kiểm tra (kiểm tra cấp dưới theo chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục, tự kiểm tra) vừa là đối tượng kiểm tra (công khai hóa các hoạt động, các thông tin quản lý nhà trường để Ban kiểm tra nội bộ kiểm tra).
- Kiểm tra các hoạt động của tập thể, cán bộ, giáo viên, nhân viên phải đúng quy trình, khách quan, trung thực.
3. Nhiệm vụ cụ thể
- Hiệu trưởng ban hành Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường TH&THCS Thái Thịnh ngay từ đầu năm học (Có Quyết định kèm theo)
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ sát thực tiễn, đảm bảo tính thường xuyên, liên tục và có tác dụng trong công tác kiểm tra.- Ban kiểm tra nội bộ tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ theo kế hoạch. Đảm bảo đầy đủ các nội dung kiểm tra, thực hiện đúng mục tiêu; tránh bệnh hình thức, đối phó, không hiệu quả.
- Ban kiểm tra nội bộ phối hợp chặt chẽ với ban thanh tra nhân dân để giải quyết kịp thời các nội dung liên quan; kiến nghị lãnh đạo trường, đại diện các tổ chức đoàn thể xử lí dứt điểm sau khi kiểm tra.
- Đánh giá, điều chỉnh, bổ sung đầy đủ các kế hoạch trong năm học. Xử lí kết quả, báo cáo đánh giá toàn diện và đúc rút kinh nghiệm trong công tác kiểm tra nội bộ trong những năm tiếp theo.
III. NỘI DUNG
1. Công tác tuyên truyền, quán triệt văn bản quy phạm pháp luật
Tiếp tục tuyên truyền thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Luật Thanh tra năm 2022, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật tiếp công dân, Luật giáo dục năm 2019, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 127/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, Chỉ thị số 1048/CT-BGDĐT ngày 28/4/2020 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và tự chủ giáo dục đại học; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào giảng day tại các cơ sở giáo dục đào tạo từ năm học 2013-2014; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ; Quyết định 2457/QĐ-BGDĐT ngày 23/8/2023 của Bộ GD&ĐT và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Nội dung kiểm tra
2.1. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên
a) Chỉ tiêu
- Chỉ tiêu: 01 lần/người/năm.
b) Nội dung kiểm tra
* Về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống.
- Nhận thức tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước, việc chấp hành quy chế hoạt động của ngành, quy định của nhà trường, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ, công lao động.
- Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết, quan hệ
đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và người học...
* Việc thực hiện các quy định về chuyên môn.
- Kiểm tra hồ sơ của giáo viên theo quy định tại Điều lệ nhà trường (của từng cấp học).
- Việc thực hiện chương trình, nội dung kế hoạch dạy học; thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện quy định về dạy thêm học thêm.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá: Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học, gắn với đặc thù cấp học, tích hợp liên môn, gắn khoa học bộ môn với thực tiễn đời sống, đa dạng hóa việc tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp và định hướng hoạt động học cho người học; đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng đánh giá năng lực người học.
- Việc thí nghiệm, thực hành, sử dụng thiết bị dạy học (kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp, đối chiếu kế hoạch giảng dạy với hồ sơ của bộ phận quản lý thiết bị thí nghiệm, giáo án); việc cải tiến, tự làm đồ dùng dạy học,...
- Việc tham gia sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Việc giảng dạy của giáo viên (thông qua dự giờ, khảo sát học sinh):
+ Kiểm tra việc giảng dạy của giáo viên: Khi dự giờ cán bộ kiểm tra cần lập phiếu dự giờ (dự và đánh giá xếp loại ít nhất 02 giờ), nhận xét đánh giá giờ dạy cần bám sát các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT về hướng dẫn đánh giá giờ dạy theo định hướng đổi mới của cấp học.
+ Kết quả giảng dạy và giáo dục học sinh: Căn cứ vào điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá môn học của học sinh từ đầu năm học đến thời điểm kiểm tra; kết quả kiểm tra, khảo sát của cán bộ kiểm tra (nếu cần thiết); kết quả kiểm tra các lớp do giáo viên dạy so với chất lượng chung của trường, của địa phương.
* Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao: Công tác chủ nhiệm lớp, công tác kiêm nhiệm khác...
c) Biện pháp
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học của 100% giáo viên và các công việc được phân công của nhà trường, của cấp trên.
- Trao đổi những kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá trong tổ chuyên môn. Chú trọng phổ biến những kinh nghiệm tốt của những giáo viên giỏi cấp Tỉnh, cấp Thành phố. Tập trung trao đổi và giải quyết những vấn đề còn vướng mắc và vận dụng vào thực tế giảng dạy.
2.2. Kiểm tra chuyên đề, đột xuất giáo viên
a) Kiểm tra chuyên đề: Kiểm tra theo tháng 100% giáo viên về các nội dung:
* Khối Tiểu học:
- Khảo sát chất lượng giáo viên đầu năm
- Kiểm tra chất lượng giáo dục học sinh các lớp: 3 lần
- Kiểm tra sản phẩm của HS Việc đánh giá HS theo TT 22; TT 27; không gian lớp học, nề nếp của HS: 3 lần/năm
- Kiểm tra chất lượng đọc HS khối 1: 2 lần/năm
- KT thực hiện chương trình: 2 lần/năm
- Kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp, không gian lớp học, nề nếp của học sinh: 02 lần
- Kiểm tra việc chấm chữa bài kiểm tra kọc kỳ : 02 lần
- Kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp, không gian lớp học, nề nếp của HS. 05 lớp
- Kiểm tra hồ sơ giáo viên : 3 lần/năm
- Kiểm tra công tác xét duyệt hồ sơ, học bạ, xét HTCT Tiểu học cho học sinh khối 5: 1 lần/năm
* Khối THCS:
- Kiểm tra việc ra đề KTĐK giữa học kỳ , cuối học kỳ: 04 lần/năm
- Kiểm tra sổ đầu bài: 03 lần/năm
- Dự giờ, đánh giá tiết dạy
- KT thực hiện chương trình: 03 lần/năm
- Kiểm tra thực hiện đánh giá HS theo TT22,26
- Kiểm tra việc vào điểm trong sổ điểm, học bạ: 2 lần/năm
- Kiểm tra giáo án dạy thêm
- Kiểm tra việc đánh giá, xếp loại học sinh của giáo viên
- Kiểm tra hồ sơ lớp 9, Học bạ lớp 6,7,8,
b) Kiểm tra đột xuất
- KT thực hiện quy chế chuyên môn
2.3. Kiểm tra hoạt động của các tổ, nhóm chuyên môn
2.3.1. Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn.
a) Chỉ tiêu: Kiểm tra công việc của 2/2 Tổ chuyên môn trong trường. Gồm: Hoạt động của tổ - Hồ sơ kế hoạch tổ - nề nếp sinh hoạt: 3 lần/năm
b) Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, kế hoạch dạy học môn học (đã được Hiệu trưởng phê duyệt);
- Kiểm tra việc sinh hoạt chuyên môn, việc thực hiện quy định về chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển đội ngũ, công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng...
- Kiểm tra công tác quản lý chuyên môn: quản lý dạy bù, dạy thay; công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi, phù đạo học sinh yếu; ngoại khóa, thực hành; Công tác dạy thêm, học thêm
- Kiểm tra việc đánh giá xếp loại viên chức của tổ theo từng tháng ở các tổ chuyên môn và tổ văn phòng.
2.3.2. Kiểm tra hoạt động của tổ Văn phòng (Văn thư, kế toán, y tế,...).
a) Chỉ tiêu, nội dung kiểm tra
- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện kế hoạch, hồ sơ, sổ sách liên quan: 02 lần/năm
- Việc thực hiện các quy định về công tác văn thư (văn bản đi, đến, công tác lưu trữ, việc ghi chép sổ công văn đi, đến,..): 1 lần/năm
- Công tác quản lý bán trú, y tế: tổ chức, hoạt động, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện nội quy bán trú; công tác theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho học sinh: 3 lần/năm
- Kiểm tra công tác kế toán và quản lý tài chính, tài sản
+ Kiểm tra toàn bộ chứng từ thu- chi, sổ sách kế toán, các loại quỹ tiền mặt có trong nhà trường (bao gồm: kinh phí trong ngân sách cấp, tiền học phí, tiền đóng góp của dân do thoả thuận): 2 lần/năm
+ Kiểm tra công tác thực hiện chế độ chính sách đối với người học. Chỉ tiêu: 01 lần/ năm học
+ Kiểm tra việc thực hiện các quy định về thu, quản lý sử dụng học phí và các khoản do cha mẹ đóng gớp: 1 lần/năm
+ Kiểm tra việc thu, chi các loại quỹ 6 tháng cuối năm
- Biện pháp:
+ Lập kế hoạch dự toán thu chi các loại quỹ theo quy định và thu thỏa thuận. Trình PGD&ĐT để tiến hành thu theo kế hoạch.
+ Tổ tài vụ có hồ sơ chứng từ đầy đủ, hàng tháng có thanh quyết toán, ký duyệt các loại hồ sơ chứng từ.
+ Kiểm tra việc thu chi và quyết toán đối với kế toán, thủ quỹ.
+ Đối chiếu các chứng từ thu chi và thực tế.
+ Thực hiện công khai tài chính theo định kỳ: giữa năm, cuối năm.
+ Thực hiện các quy định, quy trình nguyên tắc quản lý tài chính.
- Đối tượng kiểm tra: Nhân viên kế toán, thủ quỹ; hồ sơ lưu và hoạt động của kế toán, thủ quỹ
(Hàng quý và cuối năm học đều có kiểm kê, quyết toán có sự chứng kiến của thanh tra nhân dân, Hội phụ huynh và nhà trường)
2.4. Kiểm tra công tác quản lý của Hiệu trưởng
* Mục đích: Kiểm tra công tác quản lý của Hiệu trưởng theo Điều lệ
trường học, cụ thể:
* Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra việc công khai tài chính đầu năm, dự toán thu, chi các khoản thu đầu năm.
- Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học, học kỳ và hàng
tháng của hiệu trưởng; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật;
- Công tác quản lý, thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên,
nhân viên, học sinh và phát triển đội ngũ;
- Kiểm tra công tác mua sắm CSVC; thực hiện chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên; thực hiện quy chế dân chủ; công tác bồi dưỡng, đánh giá CBQL,GV,NV...
- Công tác chỉ đạo, quản lý hành chính, tài chính, tài sản;
+ Việc thực hiện công khai theo quy định tại Thông tư số 36/2017/TTBGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 61/2017/TTBTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, Thông tư số 90/2018/TT-BTC ngày 28/9/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính; thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh...
- Việc thực hiện Quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường,
công tác xã hội hóa giáo dục;
- Kiểm tra công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
+ Kiểm tra việc xây dựng hồ sơ tiếp công dân, sổ theo dõi đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị, ghi chép theo quy định; bố trí địa điểm tiếp công dân phù hợp (có nội quy tiếp dân, nơi tiếp dân, lịch phân công trực tiếp công dân, quy chế tiếp công dân, tiếp nhận xử lý và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo...); thiết lập hồ sơ vụ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có) đúng quy định; việc thực hiện kê khai, xử lý thông tin về thu nhập cá nhân. Tăng cường kiểm tra việc tổ chức quán triệt và thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo tại nhà trường.
+ Công tác phòng, chống tham nhũng : Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm chống lãng phí của nhà trường,
- Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua; thực
hiện việc đánh giá theo chuẩn đối với giáo viên, hiệu trưởng và hiệu phó.
- Đối tượng kiểm tra là Hiệu trưởng; hồ sơ quản lý của lãnh đạo nhà trường, trực tiếp là Hiệu trưởng; hồ sơ lưu và hình thức công khai của lãnh đạo nhà trường; hồ sơ và hoạt động của văn thư, kế toán, thủ quỹ; hồ sơ các bộ phận liên quan (các văn bản hướng dẫn lưu trữ, quyết định, kế hoạch, biên bản...).
2.5. Kiểm tra học sinh
* Chỉ tiêu: Kiểm tra 9/9 tập thể lớp, 100% học sinh
* Mục đích: Kiểm tra hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh qua đó
đề ra những biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học
sinh góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học dặc biệt là hoàn thành chỉ tiêu 02
mặt giáo dục theo kế hoạch đề ra.
* Nội dung
- Kiểm tra thực hiện nội quy, quy định của trường, lớp và các tổ chức Đoàn, Đội;
- Việc tự rèn luyện của học sinh thông qua các hoạt động tập thể, trải
nghiệm sáng tạo, hoạt động Đoàn, Đội, các hội thi...;
- Trang phục đến trường, nề nếp học tập, sách vở và đồ dùng học tập; Kiểm tra không gian lớp học: vệ sinh, , trang trí,... Kiểm tra việc giữ gìn CSVC trong lớp học, trường học;
* Biện pháp: Phân công thành viên ban kiểm tra nội bộ phối kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn.phụ huynh thưc hiên.
2.6. Kiểm tra các nội dung khác
a) Kiểm tra việc thực hiện các quy định đảm bảo an toàn trường học
- Kiểm tra công tác tuyên truyền qua các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, các hoạt động ngoài giờ lên lớp...
- Kiểm tra hệ thống phòng học và các phòng chức năng, hệ thống bếp ăn bán trú, nước uống, nhà vệ sinh, cây xanh, vườn trường, trang thiết bị, đồ dùng dạy học; hệ thống phòng cháy chữa cháy; vệ sinh phòng dịch.
- Đối tượng kiểm tra: Lãnh đạo nhà trường, cán bộ giáo viên phụ trách phụ trách công tác an toàn trường học, Đoàn Thanh niên, giáo viên chủ nhiệm...
b) Kiểm tra công tác thư viện, thiết bị, y tế
* Công tác thư viện
- Nội dung kiểm tra:
+ Kiểm tra công tác thư viện: việc thực hiện kế hoạch, hồ sơ sổ sách liên quan
(quan tâm tới công tác bảo quản, theo dõi việc sử dụng tài liệu, sách giáo khoa); việc sắp xếp, bố trí, trang trí, vệ sinh; số lượng và chất lượng sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa…
+ Kiểm tra hoạt động của cán bộ thư viện (việc thực hiện nội qui, việc cho mượn, thu hồi; hồ sơ sổ sách, bảo quản, giới thiệu, thống kê, phân loại, bổ sung
sách báo; thực hiện giờ giấc, tinh thần, thái độ làm việc…).
- Đối tượng kiểm tra: Nhân viên thư viện; hồ sơ lưu và hoạt động của thư viện (các văn bản hướng dẫn lưu trữ, kế hoạch...).
* Kiểm tra công tác thiết bị:
- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện kế hoạch, hồ sơ, sổ sách liên quan, công tác quản lý, bảo quản, theo dõi sử dụng, công tác xuất hủy, mua sắm bổ sung thiết bị làm đồ dung dạy học, tổ chức hoạt động…: 2 lần/năm
- Đối tượng kiểm tra: Nhân viên thết bị; hồ sơ lưu và hoạt động của thiết bị (các văn bản hướng dẫn lưu trữ, kế hoạch...).
* Công tác y tế:
Kiểm tra hoạt động của bộ phận y tế theo Điều lệ trường học, cụ thể như việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động, hồ sơ sổ sách liên quan, quan tâm tới công tác an toàn trường học, an toàn vệ sinh thực phẩm
c. Kiểm tra cơ sở vật chất.
- Chỉ tiêu: Kiểm tra 100% phòng học, phòng làm việc, công trình phụ, trồng cây xanh, bàn, ghế, giá sách, giá tủ thí nghiệm, thiết bị máy móc, thiết bị dạy học, thư viện. Các loại hồ sơ kèm theo, chất lượng bảo quản, sử dụng. (tối thiểu 02 lần/năm vào thời điểm đầu năm học, cuối kì I).
- Biện pháp:
+ Sắp xếp và bố trí phòng học, phòng làm việc hợp lý. Bố trí phòng thiết bị, thư viện hợp lý, thuận lợi cho việc mượn sách vở đồ dùng cho giáo viên và học sinh. Thực hiện bảo quản tốt trang thiết bị dạy và học, có đầy đủ hồ sơ sổ sách và ghi chép theo quy định;
+ Kiểm tra việc bảo quản cơ sở vật chất, tài sản được giao của các lớp, các phòng làm việc. Xem xét việc sử dụng, bảo quản, giữ gìn tài sản được giao.
d. Công tác tuyển sinh
- Chỉ tiêu: 01 lần/năm
đ. Công tác cấp phát văn bằng, chứng chỉ:
- Chỉ tiêu: 01 lần/năm
e. Công tác thiết lập học bạ, sổ đăng bộ.
- Công tác chủ nhiệm lớp (hồ sơ công tác chủ nhiệm, công tác tổ chức bộ máy lớp, tổ, công tác phối hợp với cha, mẹ học sinh, Ban ĐDCMHS,...): 01 lần/năm
IV. Kế hoạch cụ thể thực hiện công tác kiểm tra - Năm học 2023 – 2024
Lịch kiểm tra, cụ thể thời gian kểm tra được ghi tại biểu đính kèm.
1. Tổ chức thực hiện kiểm tra
1.1. Tổ chức chức thực hiện kế hoạch kiểm tra
- Căn cứ kế hoạch kiểm tra đã được Hiệu trưởng phê duyệt. Ban kiểm tra cụ thể hóa kế hoạch kiểm tra nội bộ trong năm học bằng cách lập kế hoạch cho các nhóm thành viên theo từng tháng hoặc theo từng đợt. Kết thúc kiểm tra, các thành viên được phân công kiểm tra phải lập biên bản về nội dung được kiểm tra để làm căn cứ đánh giá và lưu trữ hồ sơ.
- Hàng tháng, căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, Hiệu trưởng có thể điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kiểm tra nội bộ cho sát thực tế.
- Cần phát huy việc chủ động tự kiểm tra của các bộ phận, cá nhân trong việc thực hiện nhiêm vụ được giao.
1.2. Quy trình thực hiện một cuộc kiểm tra
- Chuẩn bị kiểm tra: Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra và tùy theo nội dung, tính chất, mức độ của từng đợt kiểm tra, Hiệu trưởng nhà trường ban hành Quyết định kiểm tra (cả năm học hoặc theo đợt) và thông báo cho đối tượng kiểm tra biết trước ít nhất 2 ngày (trừ kiểm tra đột xuất), niêm yết công khai lịch kiểm tra, nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra để mọi người trong đơn vị biết.
- Tiến hành kiểm tra: Thu thập thông tin, hồ sơ liên quan đến nội dung kiểm tra. Kiểm tra thực tế các nội dung theo kế hoạch kiểm tra; trao đổi làm rõ nội dung kiểm tra, lấy ý kiến phản hồi của người được kiểm tra; đối chiếu thông tin với chuẩn đánh giá để khẳng định đúng, sai, nhận xét đánh giá.
- Kết thúc kiểm tra: Trước khi kết thúc làm việc với đối tượng kiểm tra, Ban kiểm tra nội bộ phải hoàn thiện biên bản và ký kết với đối tượng kiểm tra, thu thập hồ sơ minh chứng kèm theo. Căn cứ kết quả kiểm tra của Ban kiểm tra nội bộ, Hiệu trưởng nhà trường thông báo kết quả kiểm tra đến đối tượng kiểm tra và thông báo công khai trong đơn vị; chỉ đạo Ban kiểm tra nội bộ, các bộ phận có liên quan theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị trong thông báo kết quả kiểm tra.
- Xử lý sau kiểm tra: Xem xét, xử lý hoặc đề xuất xử lý đối tượng kiểm tra để xảy ra sai phạm (nếu có) và yêu cầu đối tượng khắc phục những tồn tại, hạn chế, thiếu sót và báo cáo kết quả khắc phục.
1.3. Lưu trữ hồ sơ kiểm tra
Hồ sơ kiểm tra nội bộ năm học của nhà trường gồm có:
- Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về công tác thanh tra, kiểm tra năm học;
- Kết luận thanh tra, kiểm toán của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học;
- Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ năm học và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên;
- Quyết định kiểm tra (cho cả năm học hoặc theo đợt);
- Các Biên bản kiểm tra; Biên bản xử lý vi phạm; Thông báo kết quả kiểm tra; Báo cáo khắc phục các tồn tại, khuyết điểm (nếu có) của đối tượng kiểm tra (sắp xếp các cuộc kiểm tra theo tháng).
- Báo cáo sơ kết công tác kiểm tra nội bộ học kỳ I, Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra nội bộ năm học.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Biện pháp tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng:
- Ra Quyết định kiểm tra bằng văn bản, đồng thời thông báo cho đối tượng được kiểm tra biết trước từ 2 - 3 ngày (trừ kiểm tra đột xuất); niêm yết công khai lịch kiểm tra tại phòng họp Hội đồng.
- Nghiên cứu các văn bản, cụ thể hoá kế hoạch, tổ chức hướng dẫn nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện kế hoạch cho ban kiểm tra nội bộ; phân công nhiệm vụ cụ thể, định hướng công việc cho từng thành viên ban kiểm tra nội bộ.
- Định hướng cho các thành viên ban kiểm tra nội bộ tìm hiểu, thâm nhập các văn bản pháp quy, các quy định, hướng dẫn của các cấp để có căn cứ đối chiếu khi kiểm tra.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra nội bộ theo kế hoạch (ra Quyết định, phân công nhiệm vụ các thành viên, mỗi nội dung kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra để làm căn cứ đánh giá, lưu trữ hồ sơ).
- Kết luận kiểm tra.
- Thực hiện các biện pháp xử lý sau kiểm tra.
- Báo cáo sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra nội bộ và gửi báo cáo về phòng Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
- Hệ thống hồ sơ quản lý về công tác kiểm tra đảm bảo đúng đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng.
- Thực hiện công khai trong nhà trường theo quy định.
2. Trách nhiệm của các thành viên trong Ban kiểm tra nội bộ trường:
- Thực hiện Kế hoạch kiểm tra nội bộ trong năm học, lập biên kiểm tra, báo cáo kết quả công tác kiểm tra nội bộ được phân công.
- Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng ban.
- Phối kết hợp với các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các tổ chức trong nhà trường kiểm tra theo kế hoạch.
- Kiểm tra theo kế hoạch đã xây dựng, báo trước hoặc kiểm tra đột xuất.
3. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường:
- Thực hiện công tác tự kiểm tra theo kế hoạch.
- Thực hiện kiểm tra những nội dung đã được phân công theo kế hoạch.
- Chịu sự kiểm tra của Ban kiểm tra nội bộ và các tổ chức, cá nhân được sự phân công, giao nhiệm vụ của Hiệu trưởng.
2. Chế độ báo cáo
Hiệu trưởng báo cáo Lãnh đạo Phòng Giáo dục thành phố, công tác Kiểm tra nội bộ của nhà trường theo:
Báo cáo sơ kết công tác kiếm tra nội bộ học kỳ I, 15/01/2024;
Báo cáo tống kết công tác kiểm tra nội bộ năm học ngày 10/6/2024
Trên đây là Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2023-2024 của trường TH&THCS Thái Thịnh, các bộ phận, các tổ chuyên môn tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch đã đề ra./.
Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT TP (để B/c); - Gmail PTDTBTTT; - Phụ trách CM (t/h) - Các Tổ CM, tổ VP; (t/h) - Lưu: VT,(BT: 03) |
HIỆU TRƯỞNG
|
Đính kèm: