PHÒNG GD&ĐT TP HÒA BÌNH TRƯỜNG TH&THCS THÁI THỊNH
Số: /KH-TH&THCSTT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
X.Hòa Bình, ngày tháng năm 2023 |
KẾ HOẠCH
Hoạt động của Tổ tư vấn tâm lý học đường
Năm học 2023- 2024
Thực hiện Thông tư 31/2017/TT- BGD ĐT ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông;
Căn cứ Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường;
Căn cứ thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục- Đào tạo về việc ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học;
Căn cứ Quyết định số 46/QĐ-TH&THCS Thái Thịnh ngày 17/10/2023 về việc thành lập Tổ tư vấn học đường Trường TH&THCS Thái Thịnh năm học 2023 - 2024.
Trường TH&THCS Thái Thịnh xây dựng kế hoạch tư vấn tâm lý học sinh năm học 2023- 2024 cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nhằm tạo điều kiện cho học sinh được bày tỏ suy nghĩ, trao đổi tâm tư tình cảm và giải tỏa những thắc mắc trong cuộc sống, trong học tập, trong quan hệ bạn bè, thầy trò hoặc những vấn đề về tâm lý, giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên.... Góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực hiện được nguyện vọng và ước mơ của mình.
- Định hướng cho học sinh tự nhận thức được bản thân và có khả năng ứng phó tích cực trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bè bạn và xã hội, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh.
- Giúp giải quyết những khó khăn học sinh, cha mẹ học sinh gặp phải trong quá trình học tập và sinh hoạt. Hỗ trợ và can thiệp đối với những học sinh đang gặp phải những khó khăn trong đời sống tâm lý để chủ động ngăn ngừa một cách có hiệu quả và kịp thời những tác động tiêu cực gây bất ổn ảnh hưởng đến học tập và đời sống sinh hoạt hằng ngày của học sinh.
- Tham mưu với Ban lãnh đạo các đoàn thể trên cơ sở thu thập những ý kiến đóng góp tích cực của học sinh, phụ huynh và giáo viên (trong mọi vấn đề liên quan đến công tác tư vấn tâm lý) nhằm góp phần thúc đẩy nhà trường phát triển toàn diện và bền vững.
- Giúp định hướng cho học sinh việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.
2. Yêu cầu
- Các thành viên của tổ tư vấn phải am hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và phương pháp tư vấn để việc tư vấn có hiệu quả. Trong quá trình tư vấn giáo viên tư vấn cần giữ bí mật những vấn đề có tính nhạy cảm của học sinh, cha mẹ học sinh để tránh sự mặc cảm của các đối tượng được tư vấn.
- Thường xuyên trao đổi thông tin về học sinh để nắm bắt đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổi và hoàn cảnh của gia đình tác động của những thay đổi đó đối với học sinh ; phát hiện và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp đối với những biểu hiện bất thường của học sinh.
- Đối tượng tư vấn: Học sinh trường TH&THCS Thái Thịnh .
II. Nguyên tắc hoạt động
- Hoạt động độc lập với công tác Đoàn đội
- Học sinh đến tư vấn trên cơ sở tự nguyện.
- Luôn tôn trọng học sinh được tư vấn.
- Phương châm hoạt động “Luôn lắng nghe, tôn trọng và bảo mật”
III. Nội dung Tư vấn tâm lý
Nội dung tư vấn tâm lý học sinh tập trung vào các vấn đề sau:
- Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp với lứa tuổi;
- Tư vấn, giáo dục về kỹ nãng sống, ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện;
- Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác;
- Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp cho học sinh (tùy theo cấp học);
- Tham vấn tâm lí đối với học sinh gặp khỏ khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời. Giới thiệu, hỗ trợ đưa học sinh đến các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lí đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lí nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà trưòng.
IV. Giải pháp thực hiện
1. Công tác tuyên truyền, chỉ đạo, triển khai
- Triển khai Thông tư 31/2017/TT- BGD ĐT ngày 18/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn có liên quan công tác tư vấn đến địa phương, phụ huynh học sinh và học sinh được biết để phối hợp.
- Hiệu trưởng ra quyết định kiện toàn Tổ tư vấn tâm lý học đường, xây dựng quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Công khai trước phòng làm việc của Tổ tư vấn, trên Website của nhà trường về thông tin các thành viên Tổ tư vấn tâm lý học đường và thời gian tư vấn trong tuần để phụ huynh, học sinh biết, trao đổi khi cần thiết.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, phụ huynh được biết.
- Bố trí cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm để thực hiện công tác tư vấn tâm lí cho học sinh theo quy định; cử cán bộ, giáo viên thực hiện nhiệm vụ tư vấn tâm lí học sinh tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ tư vấn tâm lí học sinh do Phòng GD-ĐT và Sở GDĐT tổ chức.
- Lưu trữ hồ sơ, minh chứng hoạt động của tổ tư vấn để xuất trình khi có yêu cầu của đoàn kiểm tra các cấp.
2. Tăng cường hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
- Các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường phát động nhiều phong trào, cách làm hay, gương người tốt – việc tốt để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh, thông qua đó giúp cho nhà trường can thiệp kịp thời những học sinh có vấn đề về tâm lí. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án “tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống trong học sinh, sinh viên”.
- Tiếp tục đổi mới công tác chủ nhiệm trong việc quan tâm tới những biến đổi về tâm sinh lí học sinh nhằm phối hợp với Tổ tư vấn tâm lý để giúp đỡ và điều chỉnh kịp thời.
- Lồng ghép hoặc bố trí các tiết HĐGDNGLL, HĐTNHN để tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng nhằm giải tỏa những áp lực trong học sinh.
- Giáo viên quan tâm công tác tự học tự bồi dưỡng để có khả năng giải đáp, tư vấn học sinh theo các nội dung trên, chủ yếu đưa ra những phân tích, lời khuyên thiết thực giúp các em giải toả được về mặt tinh thần, làm cho các em cảm thấy vững vàng, tự tin và trên cơ sở đó có thể tự giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tích cực.
3. Đẩy mạnh hoạt động của Tổ tư vấn tâm lý học đường
- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho học sinh.
- Do chưa có giáo viên chuyên trách làm công tác tư vấn, các thành viên của tổ tư vấn phải phối hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm, các thành viên trong tổ tư vấn… để thực hiện công tác tư vấn cho học sinh.
- Nhà trường bố trí phòng tư vấn tâm lý, tích hợp cùng phòng y tế, trang trí thân thiện, để phục vụ cho công tác tư vấn nhằm đảm bảo tư vấn, kín đáo và theo tâm lí học sinh.
- Có phòng tư vấn tâm lí, đảm bảo tính riêng tư, kín đáo, dễ tiếp cận và phù hợp để tổ chức hoạt động tư vấn; trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, học liệu cần thiết để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ tư vẩn;
- Tổ tư vấn hoạt động thường xuyên (Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần) do các cán bộ, giáo viên trong tổ tư vấn tâm lý trực tiếp hỗ trợ tư vấn cho học sinh tại địa điểm của tổ tư vấn hoặc tại một địa điểm phù hợp tại trường.
- Các hoạt động, hình thức tư vấn sẽ được tổ chức xen kẽ tùy theo thời điểm, nhu cầu của học sinh. Quan tâm thực hiện đảm bảo quy trình tư vấn tâm lý.
- Đảm bảo mục tiêu tư vấn tâm lý học đường:
+ Lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn tâm lý của học sinh.
+ Gợi mở nhận thức và hướng giải quyết cho từng trường hợp cụ thể.
+ Động viên tinh thần để học sinh giải quyết hiệu quả khó khăn của bản thân mình.
+ Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ sau những giờ học căng thẳng.
+ Chia sẻ, giải tỏa những bức xúc, khó khăn tâm lý do học tập và cuộc sống mang lại.
+ Định hướng lại nhận thức, duy trì tinh thần, thái độ sống tích cực.
IV. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH
1. Hình thức 1: Tổ chức tư vấn trực tiếp giữa cán bộ tư vấn – cá nhân học sinh.
*Mục tiêu:
+ Lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn tâm lý của học sinh.
+ Gợi mở nhận thức và hướng giải quyết cho từng trường hợp cụ thể.
+ Động viên tinh thần để học sinh giải quyết hiệu quả khó khăn của bản thân mình.
*Nội dung:
+ Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh: tâm sinh lý cá nhân, tình yêu, tình bạn, những vấn đề khó nói…
+ Tổ tư vấn tâm lý sẽ tiến hành tư vấn khi những vấn đề đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần khiến học sinh hoang mang, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là mất kiểm soát cảm xúc, hành vi của mình.
2. Hình thức 2: Tư vấn gián tiếp thông qua email hoặc điện thoại của lãnh đạo trường và thầy cô giáo
Mục tiêu và nội dung như tư vấn trực tiếp được học sinh chuyển ý kiến đề nghị tư vấn đến địa chỉ email của nhà trường hoặc điện thoại của lãnh đạo trường và thầy cô giáo để được phân phối cho các thành viên tổ tư vấn phù hợp với nội dung yêu cầu, GV tư vấn trả lời cho HS qua email và điện thoại.
3. Hình thức 3: Tương tác đám đông
*Mục tiêu
+ Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ sau những giờ học căng thẳng.
+ Chia sẻ, giải tỏa những bức xúc, khó khăn tâm lý do học tập và cuộc sống.
+ Học tập các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.
*Nội dung
- Xây dựng các chuyên đề về tư vấn tâm lí cho học sinh và bố trí thành các bài giảng riêng hoặc lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ; rèn kỹ năng sống…
- Tổ chức dạy tích hợp các nội dung tư vấn tâm lí cho học sinh trong các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;
- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho học sinh;
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Nguồn tài liệu
- Tài liệu được cấp phát trong các đợt giáo viên đi tập huấn;
- Sưu tầm tài liệu từ báo giấy, báo mạng có uy tín.
2. Lịch tư vấn
- Tổ tư vấn hoạt động thường xuyên (Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần) do các cán bộ, giáo viên trong tổ tư vấn tâm lý trực tiếp hỗ trợ tư vấn cho học sinh tại địa điểm của tổ tư vấn (Phòng Y tế) hoặc tại phòng Đội của trường.
- Các hoạt động, hình thức tư vấn sẽ được tổ chức xen kẽ tùy theo thời điểm, nhu cầu của học sinh.
3. Kế họach thời gian
Thời gian |
Nội dung |
Người thực hiện |
Tháng 9 năm 2023 |
- Tư vấn các kĩ năng trong thực hiện luật ATGT, An ninh mạng, PCCC, bạo lực học đường. - Tiếp nhận và tư vấn tâm lý cho đối tượng học sinh và phụ huynh có nhu cầu. - Thường xuyên chủ động tư vấn cho HS có khó khăn trong học tập, sinh hoạt. |
GVCN Vũ Thị Hiền Nguyễn Thị Thúy Nga Ban đại diện CMHS Phối hợp công an xã, công an TPHB |
Tháng 10 năm 2023 |
- Tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên - Phòng chống xâm hại tình dục. - Tiếp nhận và tư vấn tâm lý cho đối tượng học sinh và phụ huynh có nhu cầu. - Thường xuyên chủ động tư vấn cho HS có khó khăn trong học tập, sinh hoạt. |
Vũ Thị Hiền Nguyễn Thị Thúy Nga Hà Huy Hùng Ban đại diện CMHS |
Tháng 11 năm 2023 |
- Phương pháp học tập các bộ môn ở trường, tự học ở nhà - Kỹ năng sống cho HS: Lắng nghe tích cực; Tư vấn phép lịch sự, Tôn sư trọng đạo - Tiếp nhận và tư vấn tâm lý cho đối tượng học sinh và phụ huynh có nhu cầu. - Thường xuyên chủ động tư vấn cho HS có khó khăn trong học tập, sinh hoạt. |
Giáo viên chủ nhiệm Nguyễn Thị Thúy Nga Ban đại diện CMHS
|
Tháng 12 năm 2023 |
- Tư vấn về vấn đề phòng tránh các tệ nạn xã hội trong học đường (Ma túy, HIV-AIDS, trò chơi điện tử, bạo lực học đường…) - Kỹ năng sống cho HS: Hợp tác. - Tiếp nhận và tư vấn tâm lý cho đối tượng học sinh và phụ huynh có nhu cầu. - Thường xuyên chủ động tư vấn cho HS có khó khăn trong học tập, sinh hoạt. |
Vũ Thị Hiền Nguyễn Thị Thúy Nga Ban đại diện CMHS
|
Tháng 1 Năm 2024 |
- Kỹ năng sống cho HS: Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác. - Văn hóa ứng xử học đường và ngoài xã hội - Tiếp nhận và tư vấn tâm lý cho đối tượng học sinh và phụ huynh có nhu cầu. - Thường xuyên chủ động tư vấn cho HS có khó khăn trong học tập, sinh hoạt. |
Giáo viên chủ nhiệm Nguyễn Thị Thúy Nga Vũ Thị Hiền Ban đại diện CMHS
|
Tháng 2 Năm 2024 |
- Một số quy định về pháp luật với trẻ vị thành niên - Tiếp nhận và tư vấn tâm lý cho đối tượng học sinh và phụ huynh có nhu cầu. - Thường xuyên chủ động tư vấn cho HS có khó khăn trong học tập, sinh hoạt. |
Giáo viên chủ nhiệm Nguyễn Thị Thúy Nga Ban đại diện CMHS
|
Tháng 3 Năm 2024 |
- Kỹ năng sống cho HS: Quan hệ với bạn khác giới - Tiếp nhận và tư vấn tâm lý cho đối tượng học sinh và phụ huynh có nhu cầu. - Thường xuyên chủ động tư vấn cho HS có khó khăn trong học tập, sinh hoạt. |
Giáo viên chủ nhiệm Vũ Thị Hiền Nguyễn Thị Thúy Nga Hà Huy Hùng |
Tháng 4 Năm 2024 |
- Kỹ năng sống cho HS: Tình yêu tình bạn lứa tuổi học trò - Tiếp nhận và tư vấn tâm lý cho đối tượng học sinh và phụ huynh có nhu cầu. - Thường xuyên chủ động tư vấn cho HS có khó khăn trong học tập, sinh hoạt. |
Giáo viên chủ nhiệm Vũ Thị Hiền Nguyễn Thị Thúy Nga Hà Huy Hùng
|
Tháng 5 Năm 2024 |
- Phòng chống đuối nước - Tư vấn cho học sinh lớp 9 kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp: lựa chọn nghề; Kỹ năng tìm kiếm việc làm; Chọn trường đăng ký thi vào THPT. - Tiếp nhận và tư vấn tâm lý cho đối tượng học sinh và phụ huynh có nhu cầu. - Thường xuyên chủ động tư vấn cho HS có khó khăn trong học tập, sinh hoạt. |
Vũ Thị Hiền Nguyễn Thị Thúy Nga Hà Huy Hùng Giáo viên chủ nhiệm Ban đại diện CMHS
|
Tổng kết công tác TVTL báo cáo về nhà trường |
Tổ tư vấn |
Ngoài những thời gian trên, nhà trường còn chủ động bố trí hòm thư góp ý để các em có nhu cầu tư vấn những vấn đề tế nhị, những vấn đế khó khăn trong cuộc sống từ đó nhà trường xem xét bố trí tổ tư vấn tiếp nhận và tư vấn tâm lý cho đối tượng học sinh và phụ huynh có nhu cầu.
4. Phân công nhiệm vụ các thành viên tổ tư vấn
- Hiệu trưởng: phụ trách chung, theo dõi chỉ đạo hoạt động tư vấn của tổ tư vấn; Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giao viên, nhân viên về công tác tư vấn học đường.
- Tổng phụ trách đội: Phụ trách việc tổ chức tư vấn cho học sinh dưới cờ hằng tuần về những vấn đề chung mà học sinh đang quan tâm.Phối hợp rèn kỹ năng
sống, sinh hoạt nội vụ…
+ Tiếp nhận đăng ký của học sinh, báo cáo với tổ trưởng tổ tư vấn để phân công GV tư vấn.
- Phó hiệu trưởng và giáo viên : Chịu trách nhiệm tư vấn về Phương pháp học tập các bộ môn ở trường, tự học ở nhà sao cho việc học tập có hiệu quả, giảm mệt nhọc; giáo dục kỹ năng sống; quan hệ, giao tiếp, ứng xử với gia đình, bạn bè, thầy trò, đạo đức lối sống; pháp luật và các tình huống cụ thể khi học sinh có yêu cầu hoặc các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo phân công. Phối hợp với hội cha mẹ học sinh các lớp trong công tác tư vấn với cha, mẹ học sinh, tư vấn tâm lý học sinh, trao đổi thông tin với phụ huynh khi cần thiết.
- Thầy, cô giáo kiêm nhiệm : Phụ trách các nội dung tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh; giới tính, quan hệ với bạn khác giới, quan hệ giao tiếp với mọi người đối với học sinh lớp chủ nhiệm và HS toàn trường theo phân công.
- Bí thư Đoàn TN: Tư vấn các vấn đề về hoạt động xã hội.
- Nhân viên Y tế học đường: Tư vấn cho HS toàn trường về vấn đề Sức khỏe sinh sản vị thành niên; chăm sóc sức khỏe cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng bệnh, phòng chống xâm hại tình dục…
+ Lập sổ nhật ký theo dõi công tác tư vấn, Sổ biên bản họp hàng tháng của Tổ
tư vấn, quản lý hồ sơ tổ tư vấn.
Trên đây là kế hoạch hoạt động tư vấn tâm lý học đường của trường TH&THCS Thái Thịnh năm học 2023 - 2024. Đề nghị CBQL,GV,NV nhà trường nghiên cứu, triển khai thực hiện tốt các nội dung và yêu cầu của kế hoạch, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Mọi thắc mắc kịp thời liên hệ lãnh đạo nhà trường để được hướng dẫn thêm./.
Nơi nhận: - HT (theo dõi, chỉ đạo); - Thành viên tổ tư vấn (để t/h); - Lưu: VT(BT: 02).
|
HIỆU TRƯỞNG
Bùi Thị Thanh Tâm |
Đính kèm: